Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị rạn da phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị rạn da phải làm sao

Bà bầu bị rạn da phải làm sao

Bà bầu bị rạn da phải làm sao?

Bị rạn da ở bà bầu trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Theo nghiên cứu, 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng rạn da vào khoảng tháng thứ 6 – 7 của thai kỳ. Làn da của các mẹ thay đổi rất nhiều khi mang thai và thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ dẫn đến sự xuất hiện của các vết nứt, đặc biệt là quanh vùng bụng, hông và đùi. Vậy bà bầu bị rạn da phải làm sao?

Bà bầu bị rạn da là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyên cân nhắc chế ăn hằng ngày, kiểm soát việc tăng cân, tập thể dục hằng ngày.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị rạn da

Bà bầu rạn da do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu sẽ không tránh được việc tăng cân đột ngột. Cùng với việc thai nhi ngày càng phát triển dần, thì lớp da của người mẹ cũng sẽ căng ra.  Tuy nhiên, tùy vào từng lớp da mà “cách căng ra” sẽ khác nhau. và tùy vào trường hợp của một số mẹ bầu. Màu sắc của các vết rạn da khi mang bầu sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người.

Khi bước sang tháng thứ 3 của thai kỳ thì tuyến nội tiết trong cơ thể người mẹ sẽ càng có những sự thay đổi rõ rệt, lúc này, thai nhi và nhau thai trong bụng sẽ tiết ra một lượng lớn progesterone và hormone estrogen để kích thích mạnh việc hình thành các phân tử tiền hắc tố melamin làm tăng sắc tố da. Cũng chính vì vậy mà các vết rạn da khi mang bầu hình thành và bắt đầu sẫm màu, một số mẹ còn xuất hiện các vết thâm nám. Màu sắc của các vết rạn da khi mang bầu sẽ phụ thuộc vào làn da của mỗi người.

Dấu hiệu bà bầu bị rạn da

Các mẹ bầu bị rạn da thường có những dấu hiệu triệu sau:

Cảm giác nóng ran

ngứa ngáy

cảm giác như kim châm rất khó chịu.

vết rạn thường nhỏ, có màu hồng hoặc nâu đỏ, nâu sẫm

Tăng cân quá nhanh

Cách khắc phục cho bà bầu bị rạn da

Để khắc phục tình trạng rạn da, mẹ bầu nên biết những mẹo sau:

1. Chế độ ăn uống

Kiểm soát cân nặng để tạo nên sự cân đối chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ đảm bảo cho cả mẹ bầu và thai nhi đều được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho thai kỳ. Bên cạnh đó, các mẹ có thể kết hợp dùng thêm các thực phẩm tăng cường sức khỏe cho làn da cũng như những món ăn có thể cải thiện tính đàn hồi, từ đó ngăn chặn các vết rạn xuất hiện. Đồng thời, uống nhiều nước để giữ các tế bào da mềm, ẩm, từ đó giúp da khỏe đẹp hơn

2. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu. Mẹ bầu có thể tập những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai như kegel, Yoga, các bài tập căng cơ và những động tác đơn giản khác để chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ.

3. Sử dụng tinh dầu thiên nhiên để dưỡng da

Các loại tinh dầu thiên nhiên có tác dụng dưỡng ẩm và giữ nước cho da như dầu dừa, dầu hạnh nhân, tinh dầu lanolin,…. Mẹ bầu có thể xoa lên các  vùng da như vùng lưng dưới, đùi, bụng, bắp chân… những vùng bị căng hoặc ngứa nhiều. Mẹ bầu nên dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm nhằm hạn chế sự mất nước cũng như hãy chăm sóc da trước khi đi ngủ.

Bà bầu bị rạn da có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Rạn da là tình trạng hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải do sự tăng cân quá nhanh, thai nhi càng lớn. Về cơ bản, rạn bụng ở bà bầu không có gì nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra là những ảnh hưởng tiêu cực về mặt thẩm mỹ đến da của người mẹ, có thể bị rạn nứt da sau sinh. Ngoài ra, kích thước thai nhi quá lớn do hấp thu quá nhiều chất dinh dưỡng cũng không nên. Điều này có thể dẫn tới mẹ bầu phải sinh mổ do em bé lớn hơn mức chỉ tiêu.

Một số lưu ý cho bà bầu bị rạn da

Bà bầu bị rạn da nên ăn gì?

Theo một vài chuyên gia chia sẻ, bà bầu bị chảy máu chân răng nên bổ sung số loại thực phẩm bổ sung một số loại Vitamin:

1. Thực phẩm giàu Vitamin C:

Nhằm thúc đẩy cơ thể sản sinh ra hàng loạt tế bào da mới, sở hữu sức đề kháng cao hơn. Một số loại quả giàu Vitamin C như bưởi, cam, quýt, kiwi, dâu tây, ớt chuông, chanh, bông cải xanh.

2. Thực phẩm giàu Vitamin E:

Có khả năng giữ độ đàn hồi cho da, giúp da khỏe, phục hồi nhanh chóng những tế bào da gặp tổn thương, chất chống ô-xy hóa chống gây lão hóa. Một số loại quả giàu Vitamin E như các loại hạt, ngũ cốc, quả bơ, cà chua, yến mạch…

3. Thực phẩm giàu Vitamin A:

Sản sinh ra những tế bào mới cho da , đồng thời chống lại các tác nhân gây hại cho da từ môi trường xung quanh. Các loại thực phẩm giàu Vitamin A như Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, xoài chín, gan, rau xanh.

4. Thực phẩm giàu Vitamin Kẽm:

Sản sinh ra đủ lượng collagen cần thiết, thích ứng với cơ thể của các mẹ đang mang thai. Các loại thực phẩm như đậu Hà Lan, nho khô, thịt đỏ, chuối.

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị rạn da phải làm sao? Phụ nữ mang thai bị rạn da có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị rạn da.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version