Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao?

Suy tuyến giáp (suy giáp, nhược giáp) là một dạng bệnh nội tiết làm rối loạn chức năng tuyến giáp, khiến tuyến giáp không sản sinh đủ các loại hormone như: Thyroxine, T3, T4 cần thiết cho quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả người mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao?

Biểu hiện có thể xảy ra khi suy tuyến giáp là hạ canxi máu hay ảnh hưởng đến hoạt động của tim, hệ thần kinh và điều tiết nhiệt lượng cơ thể. Bệnh suy giáp rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn. Tuy vẫn có khả năng ngăn ngừa và điều trị nhưng một số trường hợp có thể gây biến chứng không phục hồi và cần phẫu thuật phức tạp.

Bà bầu bị suy tuyến giáp được khuyên nên tuân thủ theo lộ trình điều trị của bác sĩ chuyên môn, tuyệt đố không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Phụ nữ mang thai bị suy giáp phải làm thế nào?

4 nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị suy tuyến giáp

1. Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto

Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên bệnh suy giáp ở bà bầu là viêm tuyến giáp Hashimoto. Đây là một dạng rối loạn tự miễn xảy ra khi cơ thể tạo ra kháng thể tấn công và tiêu diệt nhầm tuyến giáp. Một số nhà khoa học cho rằng yếu tố di truyền cũng có thể liên quan đến căn bệnh này.

2. Xạ trị

Bà bầu bị suy tuyến giáp nguyên nhân là do xạ trị. Quá trình xạ trị để điều trị một số bệnh ung thư ở vùng đầu và vùng cổ, như ung thư hạch có thể khiến các bức xạ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào tuyến giáp. Đây cũng được xem là là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy tuyến giáp.

3. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Một số loại thuốc được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe tim mạch, các bệnh tâm thần và ung thư có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến bệnh suy giáp. Thành phần của các loại thuốc này bao gồm amiodarone (Cordarone, Pacerone), lithium, interferon alpha và interleukin-2. Nếu mẹ bầu đang dùng bất cứ loại thuốc nào, hãy trao đổi với bác sĩ để biết các tác dụng phụ của thuốc và cách phòng tránh.

4. Thiếu iốt

Phụ nữ mang thai bị suy tuyến giáp có thể là do thiếu iốt. Iốt được xem là thành phần quan trọng trong việc sản sinh ra các hormone thyroxine và triiodothyronine của tuyến giáp. Các loại thực phẩm giàu iốt được khuyến cáo sử dụng như: động vật thân mềm có vỏ (trai, sò, ốc…), cá biển, trứng, rong biển và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, cũng không nên lạm dụng các loại thực phẩm này, vì nếu chế độ ăn có quá nhiều iốt cũng có thể gây suy giáp.

7 dấu hiệu khi bà bầu bị suy tuyến giáp

Những dấu hiệu nhược giáp ở phụ nữ mang thai

Các dấu hiệu thường thấy ở mẹ bầu bị suy tuyến giáp (suy giáp hoặc ngược giáp)

Ăn không cảm thấy ngon miệng.

Thường xuyên táo bón.

Da tái xanh hoặc khô.

Suy giảm trí nhớ, trầm cảm.

Giọng khàn hoặc trầm hơn.

Lưỡi phình to.

Phù toàn thân (mặt, tay, chân,…).

2 cách điều trị suy giáp cho mẹ bầu

Bệnh suy giáp hay nhược giáp được xem là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ mang thai vì những biến chứng nguy hiểm nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Vì thế,các mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà cần phải đến gặp bác sĩ chuyên môn để nhận được sự hướng dẫn cũng như lộ trình điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị suy giáp thường được sử dụng hiện nay.

Những cách trị suy tuyến giáp cho bà bầu

1. Áp dụng chế độ ăn uống khoa học cho bà bầu bị suy tuyến giáp

Bà bầu bị suy giáp nên ăn uống khoa học theo chế độ phù hợp với cơ địa và tình trạng của mỗi người (có tham khảo ý khiến bác sĩ). Điều này sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.

2. Bổ sung hormone tuyến giáp thích hợp

Bà bầu mắc bệnh suy tuyến giáp cần sử dụng levothyroxin trong quá trình điều trị. Ở trạng thái bình thường, tuyến giáp không to nên chúng ta không thể nhìn thấy. Nếu tuyến giáp to ra thì gọi là bướu cổ. Tuyến giáp có chức năng sản xuất ra một lượng hormone levothyroxin vừa đủ cho nhu cầu sống của mỗi người.

Mục tiêu của việc điều trị bệnh suy tuyến giáp là duy trì nồng độ loại hormone này trong tuyến giáp ở mức độ bình thường. Thông thường, chỉ cần điều trị suy giáp bằng levothyroxin trong vòng 4-6 tuần sẽ đưa nồng độ hormone trong tuyến giáp về mức độ ổn định. Sau giai đoạn này, bác sĩ sẽ bắt đầu thay đổi liều lượng sử dụng hormone sao cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.

Bà bầu bị suy tuyến giáp có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Trong trường hợp bà bầu bị suy giáp mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, thai nhi sẽ có nhiều nguy cơ bị các tình trạng sau:

Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy các em bé của mẹ bầu bị suy giáp sẽ bị:

Những lưu ý khi bà bầu bị suy tuyến giáp

Những lưu ý khi cho mẹ bầu khi bị suy giáp trong thai kỳ

Bà bầu bị suy giáp nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh suy giáp

Bà bầu bị suy tuyến giáp không nên ăn gì?

Những thực phẩm bà bầu bệnh suy giáp không nên ăn:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Bà bầu bị suy tuyến giáp có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị suy tuyến giáp trong thai kỳ?

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Những từ khóa bà bầu thường quan tâm:

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version