Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị té ngã phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

phụ nữ mang thai bị té ngã phải làm sao?

phụ nữ mang thai bị té ngã phải làm sao?

Bà bầu bị té ngã phải làm sao?

Mọi người thường tin rằng thai nhi và cơ thể mẹ yếu hơn nhiều so với thực tế. Để em bé trong bụng có thể bị tổn thương bởi một cú trượt ngã, trước tiên nó sẽ cần làm mẹ bị tổn thương đáng kể. Một cú trượt nhỏ hoặc va chạm vào thứ gì đó thật ra không thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu bị té ngã phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị té ngã phải làm sao?

Nếu mẹ bầu bị ngã có bất kỳ biểu hiện bất thường như xuất huyết âm đạo, chuyển động của thai nhi giảm, rò rỉ nước ối,v.v…. cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức vì mục đích an toàn cho cả mẹ và bé

Lý do bà bầu bị té ngã khi mang thai

Có rất nhiều lý do khiến bà bầu có thể ngã khi mang thai. Một số trong số này là:

1. Mất trọng tâm cơ thể

Sự thay đổi trọng tâm của cơ thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngã khi mang bầu. Đây có thể là kết quả của sự mất cân bằng đột ngột được tạo ra trong cơ bắp của mẹ bầu do tăng cân nhanh chóng trong từ tháng thứ 4 của thai kỳ.

2. Hormone khi mang thai

Mang thai gây mất cân bằng nội tiết tố. Một số hormone khi mang thai làm giãn các khớp và dây chằng của bà bầu. Các khớp này giãn ra để phân phối lại trọng lượng xung quanh vùng xương chậu giúp sự phát triển của thai nhi không bị cản trở và các khớp của mẹ không bị tổn thương. Sự co giãn này có thể khiến các khớp giãn ra quá nhiều dẫn đến việc mẹ bầu dễ bị ngã.

3. Phù chân có thể khiến bà bầu bị té ngã

Phù chân được coi là nguyên nhân hàng đầu gây té ngã từ tuần thứ 13 của thai kỳ. Hormone thai kỳ có thể gây sung phù khắp cơ thể, đặc biệt là ở bàn chân của bà bầu. Điều này có thể dẫn đến đau nhức và mất thăng bằng.

4. Mất cân bằng trọng lượng cơ thể

Khi mang bầu, cơ thể phụ nữ nhanh chóng tăng cân, phần lớn tập trung quanh bụng. Điều này thay đổi sự phân bổ trọng lượng của cơ thể. Sự mất cân bằng về trọng lượng cơ thể sẽ làm căng một số cơ khiến mẹ bầu dễ bị trượt ngã.

5. Mẹ bầu dễ bị té ngã khi huyết áp và đường thấp

Một tình trạng phổ biến khi mang thai là sự thay đổi lượng đường trong máu và huyết áp. Do hệ thống miễn dịch bị suy yếu và mất cân bằng nội tiết tố có thể gây chóng mặt và té ngã.

Các biện pháp để ngăn ngừa mẹ bầu bị té ngã

Dưới đây là một số mẹo giúp phụ nữ tránh bị té ngã khi mang thai:

Bà bầu bị té ngã có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong trường hợp té ngã nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến bong nhau thai, sinh non, sẩy thai. Tuy nhiên, thai nhi được bảo vệ cực kỳ tốt bởi nhiều lớp khác nhau. Cho dù mẹ bầu vô ý ngã đập vào mông hoặc ngã đập vào bụng, cú ngã được coi là nguy hiểm khi có những dấu hiệu nguy hiểm sau:

Nếu những dấu hiệu này xuất hiện ngay sau khi trượt té, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra tình hình của cả mẹ và bé. Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể được yêu cầu ở lại một đêm tại bệnh viện để theo dõi vì các triệu chứng có thể đến muộn.

phụ nữ mang thai bị té ngã nghiêm trọng cần đến bác sĩ kiểm tra

Nguy cơ gây biến chứng cho thai nhi khi mẹ bầu bị té ngã

Các biến chứng của cú té ngã tùy thuộc vào tuổi thai nhi khi cú té của mẹ bầu diễn ra.

1. Trong ba tháng đầu tiên

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ bà bầu bị té ảnh hưởng tới thai nhi là thấp nhất. Vì thai nhi lúc này còn nhỏ và được bảo vệ bởi một lớp nhau thai dày. Ngoài ra, kết hợp với sự bảo vệ từ xương chậu, đảm bảo cú trượt ngã ít gây ảnh hưởng nhất cho trẻ. Nếu mẹ bầu có một cú ngã nghiêm trọng, hãy nằm xuống và nghỉ ngơi. Nếu mẹ bầu vẫn không cảm thấy thoải mái hơn hoặc sợ ảnh hưởng của cú té thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

2. Trong ba tháng giữa thai kỳ

Nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng sẽ cao hơn một chút trong khoảng thời gian này. Tử cung không được xương chậu bảo vệ và phải tiếp xúc nhiều hơn với bề mặt. Tuy nhiên, các lá chắn bảo vệ thai nhi khác vẫn hoạt động bình thường. Mức độ nguy hiểm trong thời gian này là vừa phải. Bà bầu nên tìm lời khuyên của bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

3. Ba tháng cuối thai kỳ

Mức độ nguy hiểm cho thai nhi bây giờ cao hơn đáng kể. Vì thai nhi đã được phát triển đầy đủ và quay đầu về phía gần với âm đạo hơn. Khả năng nhau thai bảo vệ em bé bị kéo ra khỏi thành tử cung cao hơn, có thể làm tăng nguy cơ tổn thương nghiêm trọng cho em bé. Thời gian này, mẹ bầu được khuyên phải chú ý hiện tượng rò rỉ nước ối, đây có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Lưu ý cho mẹ bầu khi bị té ngã

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị té ngã phải làm sao? Bà bầu bị té ngã có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị té ngã.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version