Bà bầu bị thèm ăn phải làm sao?
Thèm ăn liên tục thường tăng dần vào khoảng ba tháng giữa thai kỳ vì đó là thời gian ốm nghén của bà bầu kết thúc. Vậy bà bầu bị thèm ăn phải làm sao?
“Sự thèm ăn của mẹ bầu sẽ giảm dần trong ba tháng thứ cuối của thai kỳ, nhưng cho đến lúc đó, hãy nhớ ăn uống theo chế độ lành mạnh để không gặp phải những vấn đề khác”
Tại sao bà bầu cảm thấy đói mọi lúc trong khi mang thai?
- Nguyên nhân tình trạng đói tăng lên trong ba tháng giữa của thai kỳ do thai nhi đang phát triển cần được cung cấp dinh dưỡng từ mẹ.
- Ngoài ra, cơ thể bà bầu thèm ăn thêm nhiều calo để duy trì mức máu trong cơ thể và duy trì các quá trình khác đang diễn ra trong thời gian mang thai.
- Thường xuyên đói trong ba tháng cuối thai kỳ cũng có thể là do cơ thể mẹ phải tạo sữa cho em bé.
Làm sao để kiểm soát chứng thèm ăn của bà bầu?
Dưới đây là một số mẹo mẹ bầi có thể sử dụng để ngăn cơn thèm ăn của mình lại:
1. Kiểm tra lượng calo thường xuyên
Trong ba tháng đầu tiên, hầu hết các bà mẹ đều không cần thêm calo. Từ tuần thứ 13 trở đi, cơ thể mẹ sẽ cần nhiều hơn 350 calo so với chế độ ăn bình thường và tăng lên 500 trong ba tháng cuối thai kỳ.
2. Tránh mất nước
Đôi khi, phụ nữ mang thai có thể nhầm giữa lẫn mất nước với đói bụng, vì cơ thể bà bầu phải làm việc quá sức và cần được cung cấp nhiều nước hơn trong khi mang thai. Mẹ bầu sẽ cần bổ sung nước cho cơ thể, vì vậy hãy uống 12 đến 13 cốc nước mỗi ngày – nhiều hơn nếu sống trong khí hậu ấm áp và bị đổ nhiều mồ hôi. Tránh đồ uống có đường như soda, nước trái cây hoặc nước ngọt.
3. Ăn các bữa ăn lành mạnh
Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống khi mang thai của bà bầu là lành mạnh. Sử dung thực phẩm tươi thay vì chế biến hoặc tinh chế. Để cung cấp năng lượng, mẹ bầu hãy kết hợp ngũ cốc nguyên hạt hoặc trái cây với chất béo lành mạnh (bơ sữa hoặc bơ hạt) và protein. Một bát salad với các chất dinh dưỡng và chất xơ sẽ tốt hơn thức ăn nhanh rất nhiều.
4. Mang theo đồ ăn nhẹ
Tránh trường hợp bà bầu bất ngờ bị đói khi ra ngoài, hãy mang theo một gói hạt để ăn nhẹ tránh đồ ăn vặt không lành mạnh.
5. Ăn các bữa ăn nhỏ thường xuyên
Sắp xếp các bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn một lượng lớn trong mỗi bữa. Ăn nhiều trong một bữa sẽ khiến bà bầu bị đầy hơi và ợ nóng.
6. Tránh cám dỗ để kiểm soát sự thèm ăn khi mang thai
Bà bầu có thể một lần một tuần dùng đồ ăn vặt yêu thích, tuy nhiên, đừng dùng quá nhiều vì đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe.
7. Theo dõi cân nặng khi mang thai
Chắc chắn mẹ bầu sẽ tăng cân trong suốt thai kỳ, vì vậy hãy bảo đảm thói quen ăn uống không phải là nguyên nhân của tăng cân. Đồ ăn vặt không chỉ gây tăng cân mà còn các vấn đề khác như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, điều này có thể ảnh hưởng đến thai kỳ của bà bầu. Vì vậy, nếu mẹ bầu nhận thấy cơ thể đang tăng cân quá nhanh, hãy đến bác sĩ kiểm tra.
Bà bầu bị thèm ăn có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Chứng thèm ăn là điều rất bình thường trong thai kỳ, mẹ bầu thường không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây nhiều biến chứng sau này.
Ví dụ, mẹ bầu ăn nhiều thức ăn ngọt khiến có thể mẹ mất cân bằng dinh dưỡng, điều này dẫn đến việc thai nhi bị thiếu nhiều dưỡng chất nhưng lại tăng cân và béo phì vì dư năng lượng.
Lưu ý cho bà bầu bị thèm ăn
Tuy phụ nữ mang thai phải ăn cho hai người, nhưng điều quan trọng cần nhớ là không phải ăn càng nhiều càng tốt. Thai nhi nhỏ hơn mẹ rất nhiều và kích thước phần của mẹ bầu cũng cần phải được thực hiện phù hợp. Bà bầu nên ăn vừa đủ no, và có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn nhỏ. Ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh như gà rán hoặc bánh kem không hề tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé!
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thèm ăn phải làm sao? Bà bầu bị thèm ăn có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thèm ăn.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị nhiệt miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau lưng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp