Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao

Bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao

Bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao?

Bị thiếu sắt ở bà bầu trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Sắt là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng với cơ thể. Sắt có nhiệm vụ vận chuyển oxy và CO2 trong quá trình hô hấp. Nếu không đủ sắt, cơ thể sẽ thiếu máu. Ngoài ra, nó là nguyên liệu để tổng hợp lên hemoglobin (chất có mặt trong tế bào hồng cầu). Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ cần sản xuất một lượng máu gần gấp đôi so với bình thường. Do vậy, nhu cầu sắt cũng tăng gấp đôi (mẹ cần đến 27mg sắt/ngày). Chính vì vậy, việc thiếu sắt sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Vậy bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao?

Bà bầu bị thiếu sắt là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị thiếu sắt

Bà bầu bị thiếu sắt do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:

Dấu hiệu bà bầu bị thiếu sắt

Các mẹ bầu bị thiếu sắt thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:

Cách khắc phục cho bà bầu bị thiếu sắt

Trong khoảng một tuần kể từ khi bắt đầu điều trị, cơ thể mẹ bầu sẽ tạo ra nhiều hồng cầu mới và lượng hemoglobin cũng tăng cao. Thường chỉ sau một tháng điều trị là có thể hoàn toàn thoát khỏi tình trạng thiếu máu khi mang thai. Nhưng mẹ vẫn nên tiếp tục bổ sung sắt trong vài tháng tiếp theo để tăng cường nguồn sắt dự trữ, chuẩn bị cho giai đoạn sinh nở.

Mẹ bầu có thể bổ sung sắt qua chế độ ăn uống trong các thực phẩm hàng ngày. Bao gồm các loại thực phẩm như các loại đậu, đỗ, lòng đỏ trứng, rau xanh, bí ngô, nho,.. Tuy nhiên, để tăng khả năng hấp thụ sắt, bà bầu nên ăn kèm nhiều thực phẩm giàu vitamin C như nước cà chua, cam ép, dâu tây, bưởi…Việc ăn các loại thịt màu đỏ và cá cũng là cách bổ sung sắt cho bà bầu hiệu quả. Các nguồn cung cấp sắt từ động vật được cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.

Ngoài việc bổ sung sắt có trong các loại thực phẩm từ động vật, thực vật, mẹ bầu cũng có thể dùng viên bổ sung sắt. Bà bầu chỉ cần bổ sung sắt bằng dạng thuốc uống với liều 30mg mỗi ngày để tránh thừa sắt cũng gây hại cho cơ thể. Việc bổ sung sắt cần có sự chỉ định của bác sĩ vì nếu uống thừa sắt có thể dẫn đến đái tháo đường, xơ gan do rối loạn chức năng tụy, rối loạn chức năng tim mạch.

Bà bầu bị thiếu sắt có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thiếu sắt không ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, có khả năng làm giảm sự phát triển của thai nhi.

1. Trẻ chậm phát triển trí não

Thai nhi không nhận được đủ lượng sắt cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh. Dẫn đến con sinh ra chậm phát triển, kỹ năng ngôn ngữ bị hạn chế, trí tuệ giảm sút… vì sự thiếu hụt sắt làm hạn chế hình thành bao myelin có chức năng dẫn truyền xung thần kinh, từ đó gây ảnh hưởng nặng nề lên não.

2. Trẻ có nguy cơ tự kỷ

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học California (Hoa Kỳ), sắt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hình thành hệ thần kinh thai nhi. Bà bầu thiếu sắt có nguy cơ cao sinh con tự kỷ do hệ thống thần kinh phát triển không hoàn chỉnh

3. Nguy cơ sinh non, băng huyết khi sinh ở mẹ

Bà bầu thiếu sắt trong thai kỳ sẽ dẫn đến nguy cơ sinh non, con sinh ra ốm yếu. Các mẹ dễ bị băng huyết khi sinh, nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Một số lưu ý cho bà bầu bị thiếu sắt

Bà bầu bị thiếu sắt nên ăn gì?

Các mẹ bầu bị thiếu sắt nên bổ sung một số loại thực phẩm như:

Bà bầu bị thiếu sắt không nên ăn gì?

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thiếu sắt phải làm sao? Phụ nữ mang thai bị thiếu sắt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị thiếu sắt.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version