Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao?

Đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai. Tiêu chảy khi mang thai nếu nhẹ thì bà bầu chỉ cần bổ sung nước và chất điện giải, cơ thể sẽ nhanh chóng khỏi. Tuy nhiên, một số trường hợp tiêu chảy kéo dài kèm theo các cơn đau bụng, nôn mửa thì có nguy cơ gây hại cho mẹ và bé. Vậy bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Cách trị tiêu chảy an toàn cho phụ nữ mang thai là gì?

Bà bầu bị tiêu chảy được khuyên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được giúp đỡ, không được tự ý sử dụng thuốc. Bên cạnh đó hãy uống nhiều nước, tăng cường chất điện giải và hãy thử chế độ ăn BRAT.

Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy phải làm gì để cải thiên sức khỏe

3 nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

1. Nhiễm khuẩn đường ruột

Nhiễm khuẩn đường ruột đường ruột là nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai. Nếu chẳng may ăn hoặc uống phải những thực phẩm kém vệ sinh, thực phẩm chứa vi khuẩn Salmonella hoặc khuẩn Clostridium,…sẽ dẫn đến ngộ độc. Mầm bệnh kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và đau, là tác nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

2. Thay đổi hormone

Bà bầu bị tiêu chảy có thể do thay đổi hormone, cụ thể là gia tăng nồng độ tuyến tiền liệt. Prostaglandin, như oxytocin, sẽ khích thích các cơ co thắt trong tử cung và làm tăng chuyển động dọc theo đường tiêu hóa. Nếu phân đi quá nhanh qua ruột, có thể dẫn đến tiêu chảy.

3. Vệ sinh kém

Vấn đề vệ sinh kém cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy. Vi khuẩn gây bệnh, cụ thể là từ tay hoặc những vật dụng tiếp xúc với thực phẩm, nếu mẹ bầu ăn phải sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Do đó, phụ nữ mang thai trị tiêu chảy bằng cách vệ sinh tay sạch sẽ, rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để đảm bảo. Bênh cạnh đó, những vật dụng, dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm cần được rửa và bảo quản sạch sẽ.

Dấu hiệu bà bầu bị tiêu chảy

những biểu hiện của chứng tiêu chảy thai kỳ

Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy thường có những dấu hiệu sau:

Phân lỏng.

Đau bụng âm ỉ, đau quặn.

Đau đầu.

Ăn không ngon.

Phân có máu.

Buồn nôn và ói mửa.

Sốt và ớn lạnh

Khát nước liên tục.

Khô miệng.

Da lạnh, da khô.

5 cách trị tiêu chảy cho bà bầu

phương phảp điều trị tiêu chảy

1. Đến gặp bác sĩ chuyên khoa

Bà bầu bị tiêu chảy nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ. Không nên để tình trạng bệnh nặng rồi mới đến gặp bác sĩ. Chuyên gia y tế sẽ cho mẹ bầu những lời khuyên hữu ích để cải thiện tình trạng bệnh.

2. Không tự ý sử dụng thuốc

Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc. Không nên tự đi mua thuốc hoặc nghe lời gợi ý của ai về bất kỳ loại thuốc nào để chữa tiêu chảy. Để an toàn, bà bầu hãy nghe theo lời khuyên của bác sĩ, về loại thuốc và liều lượng dùng.

3. Uống nhiều nước

Tình trạng tiêu chảy sẽ khiến bà bầu bị mất nước, do đó các mẹ hãy cố gắng uống nhiều nước nhé. Mất nước sẽ khiến da và môi mẹ bầu thêm khô, thiếu sức sống, bệnh tình thêm nặng. Mẹ bầu nên uống từ 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày, và nên uống nước đun sôi để nguội.

4. Tăng cường chất điện giải

Khi mẹ bầu bị tiêu chảy, cơ thể sẽ mất các chất điện giải cần thiết, như natri, kali và clorua. Ngoài ra, khi mất cân bằng điện giải, bà bầu dễ gặp các tình trạng như mất nước, mệt mỏi, tim đập nhanh, yếu cơ, cảm giác tê và ngứa gan, nhức đầu, co giật,…

Mẹ bầu bổ sung chất điện giải bằng cách tiêu thụ các thực phẩm như: trái cây, rau củ, các loại hạt, các sản phẩm từ sữa. Ngoài ra có thể thêm một ít muối vào khẩu phần ăn.

5. Chế độ ăn BRAT

BRAT (viết tắt của Bananas, Rice, Applesauce và Toast) là chế độ ăn chỉ bao gồm chuối, gạo, táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn này bao gồm những thực phẩm ít chất xơ, giúp phân rắn hơn, từ đó có thể cầm tiêu chảy. BRAT rất hiệu quả đối với tình trạng rối loạn dạ dày và tiêu hóa.

Bà bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thai phụ bị tiêu chảy, đau bụng, đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Ảnh hướng sự phát triển của bé

Tiêu chảy khiến bà bầu ăn uống không ngon miệng, bỏ bữa dẫn đến cơ thể không hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Cơ thể mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng đồng nghĩa với việc thai nhi không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Từ đó, thai nhi có khả sinh non hay thậm chí chết lưu. Quá trình phát triển sau này của bé cũng sẽ gặp các tác động xấu như: chậm lớn, suy dinh dưỡng, khả năng nhận thức kém,…

2. Nguy cơ sinh non, dị tật

Bên cạnh đó, mệt mỏi, suy nhược, tâm trạng xấu đều là những tình trạng bà bầu bị tiêu chảy gặp phải. Đây đều là những trạng thái không tốt cho mẹ và cả thai nhi. Phụ nữ mang thai bị căng thẳng, stress, buồn phiền quá nhiều không chỉ ảnh hưỡng xấu cho sức khỏe mẹ, mà còn tác động tiêu cực đến thai nhi. Cụ thể là các nguy cơ như sẩy thai, sinh sớm, con nhẹ cân, thai nhi không phát triển và khả năng bị dị tật.

3. Quá trình cung cấp dinh dưỡng cho bé

Bà bầu bị tiêu chảy sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nước, trong khi đó nước lại đóng vai trò quan trọng cho cả mẹ và bé. Thai nhi lấy dinh dưỡng từ nước ối, trong này bao gồm 90% nước và các chất dinh dưỡng được chuyển hoa từ mẹ để nuôi thai. Và tất nhiên, các dưỡng chất cần thiết phải hòa tan trong nước thì thai nhi mới có thể hâp thụ được. Điều này có nghĩa, nếu không có đủ lượng nước cần thiết thì quá trình cung cấp dinh dưỡng để nuôi thai sẽ bị ảnh hưởng.

1. Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bà bầu bị tiêu chảy nên ăn uống gì để nhanh khỏi bệnh

Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị tiêu chảy nên ăn:

2. Bà bầu bị tiêu chảy không nên ăn gì?

Mẹ bầu bị tiêu chảy kiêng ăn uống những gì:

3. Khi nào bà bầu bị tiêu chảy cần đến gặp bác sĩ?

Phụ nữ có bầu bị tiêu chảy cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng xấu như:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Bà bầu bị tiêu chảy có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị tiêu chảy.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version