Site icon Medplus.vn

Bà bầu bị tiểu đường phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

bà bầu bị tiểu đường phải làm sao

bà bầu bị tiểu đường phải làm sao

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

Bệnh tiểu đường thai kỳ là bệnh tiểu đường xảy ra ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Mang thai làm cho lượng đường trong máu tăng cao dễ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra ở những mẹ bầu chưa bao giờ mắc bệnh tiểu đường và nó có thể được giải quyết sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ thường dễ xảy ra từ tháng thứ tư trong thai kỳ. Vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ phải làm sao?

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ được khuyên nên tuân theo chế độ ăn kiêng lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Ngoài ra, phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra và theo dõi tình hình.

Nguyên nhân bà bầu bị tiểu đường

1. Giảm nồng độ insulin trong cơ thể:

Trong quá trình tiêu hóa, carbohydrate từ thực phẩm tiêu thụ được phân hủy thành glucose (đường) để cung cấp năng lượng. Trong điều kiện bình thường, insulin được sản xuất trong tuyến tụy giúp đưa lượng đường đến các tế bào và kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, nhau thai được hình thành để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ cho em bé. Tuy nhiên, nhau thai cũng tiết ra một số hormone can thiệp vào cơ chế nội tiết tố tự nhiên của cơ thể mẹ. Nó can thiệp vào việc sản xuất insulin dẫn đến nồng độ đường trong máu tăng cao.

2. Cân nặng

Một yếu tố khác liên quan đến bà bầu bị tiểu đường là do cân nặng. Người ta quan sát thấy rằng cơ thể người béo phì thường kháng insulin. Nếu người mẹ thừa cân trước khi thụ thai sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, việc kiểm soát tăng cân trong thai kỳ cũng quan trọng không kém.

Những mẹ bầu nào có nguy cơ cao bị tiểu đường thai kỳ?

Dấu hiệu bà bầu bị tiểu đường

Bà bầu bị tiểu đường thường không có nhiều triệu chứng rõ rệt. Vậy nên cần đến gặp bác sĩ kiểm tra sức khỏe hoàn chỉnh vào khoảng tuần 24-28 của thai kỳ vì đây là giai đoạn dễ bị mắc bệnh đường huyết cao nhất. Trong trường hợp mẹ bầu đã có những dấu hiệu được liệt kê ở dưới đây nên đi kiểm tra sớm hơn:

Phương pháp điều trị an toàn cho bà bầu bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể được quản lý dễ dàng bằng cách thực hiện chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Một chế độ ăn giàu chất xơ, ít carbohydrate sẽ giúp làm giảm mức đường huyết.  Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho bé và mẹ theo định kỳ. Nếu lượng đường trong máu chưa được giảm xuống mức bình thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp.

Cách điều trị an toàn cho bà bầu bị tiểu đường

Mẹ bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không?

1. Nguy cơ tiền sản giật và sẩy thai

Tác động của bệnh tiểu đường thai kỳ cả mẹ và em bé đều phải trải qua nếu không được điều trị. Một trong những tác dụng phụ thường gặp của bệnh tiểu đường thai kỳ là tiền sản giật. Đây là một tình trạng được cho là xảy ra chủ yếu trong ba tháng cuối. Hai đặc điểm chính của tiền sản giật bao gồm nồng độ protein trong nước tiểu tăng cao và tăng huyết áp. Hơn nữa, gây ra những tác động có hại khác bao gồm chuyển dạ sinh non hoặc sẩy thai trong một số trường hợp.

2. Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai nhi

Đôi khi, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với em bé có thể nghiêm trọng hơn một chút so với người mẹ. Nếu bà bầu bị tiểu đường không được điều trị kịp thời sẽ để lại một số tác động đến thai nhi như chấn thương khi sinh, em bé bị hạ đường huyết, em bé gặp khó khăn trong việc thở. Một số thậm chí mắc phải hội chứng suy hô hấp có thể phải được cung cấp thêm oxy cho em bé sau khi sinh. Thai nhi bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu canxi hoặc có nguy cơ vàng da. Ngoài ra, trẻ có thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại II cao hơn khi lớn lên.

Lưu ý cho bà bầu bị tiểu đường

Bà bầu bị tiểu đường nên ăn gì?

phụ nữ mang thai bị tiểu đường cần lưu ý những gì

Bà bầu bị tiểu đường không nên ăn gì?

Những điều bà bầu bị tiểu đường nên làm

Khi nào bà bầu bị tiểu đường nên gặp bác sĩ

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị tiểu đường phải làm sao? Bà bầu bị tiểu đường có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị tiểu đường.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version