Bà bầu bị trúng gió độc phải làm sao?
Bị trúng gió độc trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Khi thời tiết chuyển mùa, nóng lạnh thất thường dễ khiến cơ thể bị “sốc”, dẫn tới không kịp phản ứng trước những thay đổi đột ngột của môi trường. Trong tình huống này, trúng gió là một trong những bệnh lý phổ biến, kể cả chị em đang mang thai cũng có thể mắc phải.. Vậy bà bầu bị trúng gió độc phải làm sao?
Các mẹ bầu bị trúng gió độc là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế ra đường khi trời chuyển mùa, tập thể dục thường xuyên.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị trúng gió độc
Các mẹ bầu bị trúng gió độc do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Thời tiết thay đổi đột ngột
Khi trời chuyển mùa, các yếu tố về thời tiết như nắng, gió, trời lạnh, sương giá, mưa… tác động vào cơ thể một cách đột ngột khiến khí lạnh xâm nhập vào cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp.
Thay đổi hormone
Khi mang thai, các hormone trong cơ thể của người mẹ có rất nhiều thay đổi. Sự xuất hiên hormone progesterone khiến tâm trạng người mẹ trở nên nhạy cảm, thất thường, dễ cảm thấy lo âu hay tức giân. Cộng với sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng làm mẹ dễ bị trúng gió. Vì vậy, phụ nữ trong thời gian mang thai nên chú ý giữ gìn sức khỏe. Hạn chế ra ngoài đường khi trời đang đổi mùa
Những tình trạng bị trúng gió độc thường gặp ở bà bầu
Các mẹ bầu bị trúng gió độc thường có những dấu hiệu triệu chứng sau:
Ớn lạnh ở gáy, sống lưng, tay, chân
Nhức đầu
Nôn mửa
Tiêu chảy
Tức ngực,
Đau từ cổ xuống tới giữa lưng,
Bao tử khó chịu,
Nằm ngồi gì cũng nhức khó chịu vô cùng
Cách khắc phục cho bà bầu bị trúng gió độc
Sử dụng phương pháp cạo gió (vùng cổ, bụng, lưng, chân, tay, hút giác). Tuy nhiên không sử dụng phương pháp này đối với người cao huyết áp, phụ nữ mang thai. .Đối với bà bầu, khi bị trúng gió có thể chữa bằng những cách sau:
- Cạo gió bằng gừng: giã nhỏ ngâm với rượu khoảng 2 giờ rồi xoa lên cơ thể hoặc dùng khăn mềm xoa rượu gừng lên vùng vai, cổ và tay
- Mát xa bằng dầu: để mát xa nhẹ nhàng lên vùng bị đau để giúp máu lưu thông.
- Uống trà gừng, uống nước gừng tươi giã nát (để làm ấm cơ thể).
- Làm nóng gan bàn chân.
- Đối với người bị bất tỉnh cần tác động vào huyệt nhân trung (nằm nằm ngay dưới gốc mũi) ở vị trí 1/3 trên của rãnh nhân trung giúp bệnh nhân tỉnh lại
- Để tư thế nằm nghiêng đầu sang một bên (tránh tụt lưỡi hoặc hít phải chất nôn vào phổi), đắp chăn ấm, tránh gió lùa.
- Cho ngửi tinh dầu, xoa dầu vào huyệt nhân trung
- Có thể ăn cháo hành, tía tô để làm ấm cho cơ thể.
Bà bầu bị trúng gió độc có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Về cơ bản, đa số các mẹ bầu bị trúng gió độc phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp bị trúng gió độc do chuyển mùa thì sau vài ngày mẹ sẽ khỏe lại bình thường, không ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi. Nếu trường hợp trúng gió đi kèm theo những cơn sốt thì cần đến ngay bác sĩ.
Một số lưu ý cho mẹ bầu bị trúng gió độc
Bà bầu bị trúng gió độc nên ăn gì?
Các mẹ bầu bị trúng gió độc nên bổ sung số loại thực phẩm như:
- Uống trà gừng, gừng tươi giã nát để dễ ấm cơ thể
- Ăn cháo tía tô hoặc cháo hành
- Cháo thịt băm cúc hoa
- Canh cúc hoa thịt heo nạc
- Giá đỗ xanh trộn
- Bổ sung vitamin C từ nước cam
Bà bầu bị trúng gió độc không nên ăn gì?
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm để tránh trúng gió độc
- Đồ cay, nóng, nhiều dầu
- Các đồ uống như cà phê, nước ngọt, bia, rượu
- Uống nước lạnh, nước đá
- Các loại kem
- Dưa leo, dưa hấu
- Thực phẩm đông lạnh
- Hoa quả sấy khô
Bà bầu bị trúng gió độc nên gặp bác sĩ ngay nếu:
Hoa mắt, chóng mắt
Sốt cao
Nôn sau khi ăn
Bất tỉnh, xỉu
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị trúng gió độc phải làm sao? Bà bầu bị trúng gió độc có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi các mẹ bầu bị trúng gió độc.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị phù chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau bụng phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị chuột rút phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp