Site icon Medplus.vn

Bà bầu ăn cay ảnh hưởng thế nào đến mẹ và bé?

Bà bầu có nên ăn cay trong thời gian mang thai?

Bà bầu có nên ăn cay trong thời gian mang thai?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu thường có thói quen ăn những thực phẩm có tính cay, nóng. Vậy khi mẹ bầu ăn cay sẽ gây ra ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của mẹ và bé? Hãy cùng MedPlus giải đáp câu hỏi “Bà bầu ăn cay có được không?”

Vì sao bà bầu thích ăn cay trong thời gian mang thai?

Nguyên nhân thứ nhất là do chứng thèm ăn cay khi mang thai thường phát sinh từ sự thay đổi nội trong nội tiết tố. Khi mang thai, bà bầu thường cảm giác thèm ăn những món cay nóng. Nguyên nhân thứ hai có thể là do trong quá trình mang thai, mẹ thường phải ăn những món ăn giàu chất béo, đạm. Nên mẹ thường muốn có thêm vị cay để không bị ngán.

Khi mang thai, bà bầu thường cảm giác thèm ăn những món cay nóng.

Bà bầu nên ăn cay bao nhiêu là đủ?

Mẹ bầu nên ăn cay với tần suất vừa phải, và ăn ở nồng độ cay vừa. Mẹ bầu cũng cần lựa chọn các thực phẩm cay một cách an toàn. Không nên ăn các thực phẩm có nồng độ cay quá cao, không nên ăn cay thường xuyên. Nếu mẹ ăn cay nhiều và ăn ở mức nồng độ cay cao sẽ có thể gây ra những biến chứng cho mẹ và những ảnh hưởng cho thai nhi như:

Những ảnh hưởng sức khoẻ khi mẹ ăn cay nhiều

Chứng ợ nóng

 Chứng ợ nóng thường gặp khi mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thời kì mang thai. Khi mà em bé của bạn bắt đầu chiếm nhiều chỗ hơn. Nguyên nhân của chứng ợ nóng là do sự gia tăng hormone progesterone làm mất nắp trong khí quản của bạn, làm cho nước dạ dày không ngừng quay trở lại. Thêm vào đó, thực phẩm cay có thể làm chứng ợ nóng bị nặng hơn vì chúng làm gia tăng sự sản xuất axit trong dạ dày, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ.

Chứng táo bón

Các yếu tố dẫn đến táo bón thai kỳ bao gồm :Sự thay đổi nội tiết tố progesterone gây ra sự co giãn và lỏng lẻo của các dây trong thành ruột. Do trọng lượng của thai nhi trong bụng mẹ đè lên ruột. Tác động của việc này lên các khoảng trống trong bụng khiến chuyển động trong ruột trở nên khó khăn hơn. Do hoạt động của ruột non bị suy yếu và chậm lại. Trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn đồ cay nóng quá nhiều cũng sẽ dẫn đến chứng táo bón. Nếu chứng táo bón tiếp diễn trong thời gian mang thai quá lâu, mẹ sẽ có thể bị trĩ.

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ ăn đồ cay nóng quá nhiều cũng sẽ dẫn đến chứng táo bón.

Ốm nghén

Ốm nghén là biến chứng rất phổ biến ở giai đoạn đầu của thai kỳ do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Khi tiêu thụ thực phẩm cay quá mức, mẹ có khả nặng bị ốm nghén nặng và thời gian ốm nghén lâu hơn.

Sinh non

Bà bầu ăn cay trong thời gian thai kỳ có khả nặng làm tăng khả năng xuất hiện các dấu hiệu chuyển dạ sớm như âm đạo chảy máu, tần suất cơn gò nhiều hơn, bị chuột rút và đau lưng, tiêu chảy và dẫn đến sinh non.

Ảnh hưởng đến nội tiết tố

Bà bầu ăn cay nhiều có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể gây nám da, nổi mụn do lượng nhiệt tăng cao trong người cao thay đổi.

Gây co mạch, khởi phát cơn đau túi mật, tuyến tụy

Chất capsaicin có trong vị cay của ớt không hề tốt cho niêm mạc hầu họng, thực quản. Nó có thể gây hại cho những mẹ bầu có tiền sử bị viêm loét dạ dày. Vị cay còn gây co mạch, khởi phát các cơn đau ở túi mật, tuyến tụy…

Bà bầu ăn cay nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi 

Vì thai nhi được bảo vệ trong lớp nước ối nên những thực phẩm cay khi mẹ ăn vừa phải hầu như sẽ không làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng quá nhiều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho con như:

Làm chậm sự phát triển của thai nhi

Các loại ớt cay nóng có chứa nhiều chất gây tê. Khi mẹ bầu ăn cay quá nhiều có thể khiến thai nhi chậm phát triển và làm tê liệt thần kinh của trẻ.

Ảnh hưởng đến thị giác của thai nhi

Khi mẹ bầu, ăn quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến thị giác của bé khi bé chào đời.

Ăn cay hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến mẹ và bé trong thời gian mang thai.

Hướng dẫn chọn nguyên liệu cay an toàn cho bà bầu

Trên thực tế, đồ tốt cho sức khỏe nếu ăn quá nhiều cũng gây hại. Đối với đồ cay cũng vậy, nếu bạn sử dụng chúng ở mức độ vừa phải sẽ tốt cho sức khỏe các mẹ bầu.

Trái ớt

Trong ớt có chứa rất nhiều Vitamin C, Vitamin B và các Khoáng chất phong phú. Các chất này giúp mẹ tăng khả năng miễn dịch. Ngoài ra, khi sử dụng ớt ở lượng vừa phải có thể giúp các mẹ trị ho, cảm, tạo cảm giác thèm ăn, thúc đẩy tuần hoàn máu…

Kim chi

Trong kim chi chứa vi khuẩn và men vi sinh khỏe mạnh,  có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Một khẩu phần kim chi 100 gram có 18% giá trị vitamin A, một chất chống oxy hóa có thể giúp tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể bạn gây ung thư rất tốt cho mẹ bầu. Kim chi có khả năng tăng cường khả năng miễn dịch của mẹ trong thời gian mang thai.

Một khẩu phần kim chi 100 gram có 18% giá trị vitamin A

Hạt tiêu

Hạt tiêu đen rất giàu chất chống oxy hóa, rất tốt cho bà bầu. Hạt tiêu còn giúp cải thiện chuyển hóa đường trong máu, giúp mẹ hạn chế được biến chứng đái tháo đường thai kì. Hương vị cay nồng của hạt tiêu trong các món súp, cháo còn có thể giúp bà bầu giải cảm. Đặc tính chống khuẩn của hạt tiêu cũng giúp bà bầu tăng cường hệ miễn dịch trong thai kỳ.

Hướng dẫn cách ăn cay an toàn cho mẹ bầu và thai nhi

Để việc ăn cay khi mang thai không gây ra những ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé. Mẹ cần tuân thủ những quy tắc sau khi chế biến thực phẩm:

  • Cần loại bỏ hết hạt ớt để giảm đi độ cay và phòng tránh táo bón khi mang thai
  • Thực hiện chế độ ăn uống hài hoà bằng cách bằng cách bổ sung thêm rau xanh, trái cây và nước lọc sau khi ăn cay
  • Cần sử dụng nồng độ cay và tần suất ăn cay vừa phải. Không ăn quá nhiều để tránh những biến chứng cho mẹ và bé

Khi tuân thủ các nguyên tắc này, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm về việc ăn cay sao cho thỏa mãn được vị giác mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến bé yêu và bản thân.

Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version