Site icon Medplus.vn

Bà bầu uống nước mía khi mang thai: Nên uống thời điểm nào?

Bà bầu uống nước mía khi mang thai: Nên uống thời điểm nào?

Bà bầu uống nước mía khi mang thai: Nên uống thời điểm nào?

1. Tác dụng của nước mía với bà bầu

Bà bầu uống nước mía giúp thai nhi tăng cân

Bà bầu uống nước mía rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Theo dân gian, mẹ bầu chăm uống nước mía, con sinh ra sẽ trắng hồng, sạch sẽ. Đây còn là loại nước giúp cải thiện chất lượng nước ối vô cùng hiệu quả. Nước mía là thức uống đầy bổ dưỡng và thơm ngon.

Nước mía cũng bổ sung protein cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt,… các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé yêu.  Nước mía cũng bổ sung lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Bà bầu uống nước mía bảo vệ da

Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, trong thai kỳ, da của các mẹ bầu có nhiều thay đổi. Da trở nên nám, mụn, tàn nhang và tuyến dầu tiết ra liên tục. Tuy nhiên nước mía lại là giải pháp giúp mẹ loại bỏ nỗi lo này. Axit alpha hydroxyl có trong nước mía sẽ giải quyết các vấn đề về da, giúp da mịn màng, căng bóng, hồng hào và tươi tắn trông thấy.

Axit alpha hydroxyl giải quyết các vấn đề về da.

Bà bầu uống nước mía tăng sức đề kháng

Cũng giống như các loại trái cây khác, nước mía có chứa chất chống oxy hóa tăng cường sức đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra uống nước mía giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.

Bà bầu uống nước mía ngăn ngừa táo bón

Táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Trong nước mía có chứa Kali giúp điều trị táo bón hiệu quả. Ngoài ra uống nước mía giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa nguy cơ đau dạ dày, viêm nhiễm dạ dày.

Nước mía có chứa Kali giúp điều trị táo bón hiệu quả.

Bà bầu uống nước mía giảm ốm nghén

Ốm nghén là dấu hiệu báo hiệu tin vui cho các chị em phụ nữ rằng mình đã có thai. Tuy nhiên ốm nghén lại là nỗi ám ảnh, muộn phiền của nhiều chị em. Tuy nhiên các mẹ bầu yên tâm vì nước mía có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén. Các mẹ bầu sử dụng nước mía với một vài lát gừng uống kèm làm giảm các triệu chứng ốm nghén ngay đấy.

Với những bà bầu ốm nghén nặng, sử dụng 150ml nước mía, thêm vài lát gừng tươi hoặc 5ml nước cốt gừng, chia nhỏ. Ngày uống 2-3 lần giảm triệu chứng ốm nghén, kích thích khẩu vị bà bầu.

Nước mía có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng ốm nghén.

2. Bà bầu có nên uống nước mía thường xuyên?

Bà bầu không nên uống nước mía quá nhiều vì nó chứa nhiều đường (trong 100ml có khoảng 12g đường). Lượng đường bổ sung quá nhiều vào cơ thể có thể khiến bà bầu tăng cân không kiểm soát, tiểu đường thai kỳ, đái tháo đường…Mỗi ngày mẹ có thể uống không quá 400ml nước mía.

3. Uống nước mía bao nhiêu là đủ?

Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy? Mẹ bầu uống nước mía bao nhiêu thì đủ là câu hỏi chung của nhiều mẹ bầu? Nhiều người thắc mắc liệu uống nước mía 3 tháng đầu thai kỳ có ảnh hưởng gì không? Thế nhưng nếu sử dụng nước mía hợp lý thì sẽ rất an toàn cho cả thai kỳ.

Nên uống nước mía từ tháng thứ mấy?

Bà bầu uống nước mía 3 tháng đầu: Mẹ có thể bổ sung 150ml nước mía mỗi ngày. Ba tháng đầu là thời điểm mẹ gặp tình trạng ốm nghén dai dẳng. Mẹ có thể sử dụng 150ml nước mía pha thêm 5ml nước cốt gừng, hoặc lát gừng. Chia nhỏ uống ngày 2-3 lần sẽ giúp giảm nghén hiệu quả.

Bà bầu uống nước mía 3 tháng giữa: Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, mẹ nên hạn chế uống nước mía vì trong nước mía chứa lượng đường cao. Mẹ có thể bị tiểu đường thai kỳ. Mẹ nên uống 1 tuần 2-3 lần. Ngoài ra giai đoạn này các mẹ thường gặp các triệu chứng táo bón, đầy hơn, khó tiêu. Nước mía sẽ hỗ trợ mẹ bầu các nỗi lo trong 3 tháng giữa này.

Bà bầu uống nước mía 3 tháng cuối: Giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 cũng là giai đoạn quan trọng của cả mẹ lẫn bé. Thai nhi cần đầy đủ dưỡng chất để phát triển hoàn thiện. Nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi là cao hơn so với giai đoạn trước. Mẹ cũng nên tăng tốc theo bé, giai đoạn này mẹ nên uống 200ml nước mía mỗi ngày để em bé phát triển khỏe mạnh cũng như chuẩn bị cho quá trình vượt cạn của mẹ.

4. Những thời điểm không nên uống nước mía

Xem thêm bài viết:

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version