Site icon Medplus.vn

Bạn biết gì về bệnh đau đầu mờ mắt?

Bạn biết gì về bệnh đau đầu mờ mắt?

Đau đầu mờ mắt là những triệu chứng phổ biến thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Triệu chứng này tưởng như vô hại nhưng nó lại gây cảm giác rất khó chịu, mệt mỏi và là tiền đề cho rất nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Hãy cùng MedPlus giải đáp thắc mắc đau đầu mờ mắt là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào trong bài viết ngay sau đây nhé!

Nguyên nhân gây đau đầu mờ mắt

Tại sao bị đau đầu mờ mắt?

Đau đầu tức là cơn đau một phần hoặc toàn bộ đầu. Đau đầu kèm theo chứng mờ mắt xảy ra cùng lúc có thể gây ảnh hưởng đến tầm nhìn, khiến bạn quan sát khó khăn, có cảm giác nặng đầu, choáng váng.

Vậy, nguyên nhân gây ra triệu chứng đau đầu mờ mắt là gì? Hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân sau:

1. Đau nửa đầu

Chứng đau nửa đầu gây ra các cơn đau nhói có mức độ từ vừa đến nặng ở một phần của đầu. Tình trạng này sẽ nặng hơn khi trong không gian có quá nhiều ánh sáng, tiếng ồn và ngay cả lúc bạn đang cử động. Những người bị đau nửa đầu cũng thường bị rối loạn thị giác với các biểu hiện như nhìn mờ, mắt có điểm mù, mất thị lực tạm thời và nhìn thấy đèn nhấp nháy sáng. Đau nửa đầu thường kéo dài vào giờ, hay có thể là 3-4 ngày hoặc thậm chí là lâu hơn, kéo theo là cảm giác chán ăn, buồn nôn.

2. Chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là một dạng chấn thương ở vùng đầu gây tổn thương đến chức năng não. Có nhiều loại chấn thương sọ não khác nhau, chẳng hạn như chấn động và gãy xương sọ. Nguyên nhân phổ biến gây chấn thương sọ não có thể là do té ngã, tai nạn giao thông, bị va chạm và gặp chấn thương khi chơi thể thao hay vận động mạnh.

Các triệu chứng có thể tùy vào mức độ tổn thương não từ nhẹ đến nặng. Trường hợp nhẹ sẽ bao gồm các triệu chứng như: chóng mặt, mệt mỏi, ù tai, đau đầu, mờ mắt, thay đổi tâm trạng, mất trí nhớ và mất ý thức tạm thời. Còn nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì bệnh nhân có thể bị nói lắp, co giật, động kinh, không thể tỉnh dậy, mất ý thức kéo dài, tê hoặc ngứa ran ở tay chân, bị kích động.

3. Lượng đường trong máu thấp

Lượng đường trong máu thấp hay còn được gọi là hạ đường huyết, thường xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường. Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu giảm xuống có thể là nhịn ăn, uống thuốc, uống nhiều rượu bia, thói quen sinh hoạt không điều độ… Hạ đường huyết có thể gây đau đầu và mờ mắt khi não thiếu glucose, đây là nguồn năng lượng chính để não có thể hoạt động hiệu quả.

Một số triệu chứng khác bao gồm: run rẩy, da xanh xao, đói, cáu gắt, mệt mỏi, nhịp tim không đều, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, hạ đường huyết sẽ trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến co giật, mất ý thức thậm chí là ngất xỉu.

4. Ngộ độc carbon monoxide

Ngộ độc carbon monoxide là tình trạng tích tụ carbon monoxide trong máu và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Carbon monoxide là một loại khí không màu, không mùi, không vị, được tạo ra bằng cách đốt gỗ, sử dụng khí đốt, khí propan hoặc các nguồn nhiên liệu khác.

Tình trạng này có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng vì nó làm mất oxy cho cơ thể và bộ não. Đau đầu và vấn đề thị lực chẳng hạn như mờ mắt là triệu chứng phổ biến nhất. Ngoài ra, tình trạng ngộ độc này còn gây chóng mặt, đau bụng, buồn nôn và ói mửa, thậm chí dẫn đến mất ý thức nếu không được can thiệp kịp thời.

5. Tăng huyết áp nội soi vô căn

Đây là tình trạng dịch não tủy tích tụ xung quanh não làm tăng áp lực trong hộp sọ, gây tình trạng đau ở phía sau đầu, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi vừa thức dậy. Kèm theo đó là các vấn đề về thị lực như nhìn mờ, nhìn đôi, thậm chí là chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mệt mỏi.

6. Huyết áp không ổn định

Việc tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột có thể là nguyên nhân gây đau đầu mờ mắt. Khi huyết áp tăng cao hoặc xuống dưới mức khỏe mạnh bình thường, bệnh nhân có thể chóng mặt, mờ mắt, đau đầu và ngất xỉu. Theo thời gian, tình trạng này có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho các mạch máu ở võng mạc, gây mờ mắt và có thể dẫn đến mù lòa.

7. Viêm động mạch thái dương

Viêm động mạch thái dương là tình trạng các mạch máu giữ nhiệm vụ cung cấp máu từ tim đến đầu bị viêm, khiến lưu lượng máu đến đầu và mắt bị hạn chế, có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho thị lực của bệnh nhân.

Đau nhói dai dẳng ở một hoặc hai bên thái dương, nhìn mờ hoặc mất thị lực tạm thời là những triệu chứng phổ biến của tình trạng này. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị đau hàm trầm trọng hơn khi nhai, đau da dầu, đau cơ, mệt mỏi và bị sốt.

8. Đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng nguồn cung cấp máu đến một vùng não bị gián đoạn, làm thiếu hụt oxy của mô não. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này sẽ là đau đầu đột ngột và dữ dội, nhìn mờ ở một hoặc cả hai mắt, khó nói, tê liệt mặt, cánh tay hoặc chân không thể cử động, mất ý thức và có thể dẫn đến tử vong. Đây là trường hợp cần cấp cứu y tế khẩn cấp.

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Vậy, sau khi đã hiểu nguyên nhân gây đau đầu, mờ mắt thì khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ? Nếu các triệu chứng đau đầu mờ mắt kéo dài và diễn ra liên tục hoặc bạn được chẩn đoán là bị bệnh đau nửa đầu thì hãy thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Ngoài ra, bạn nên đến ngay trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được cấp cứu khi đau đầu mờ mắt đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng của đột quỵ như khó nói, mệt mỏi, tê liệt mặt, sụp mí mắt hoặc môi, khó đi lại, cứng cổ và sốt trên 39°C.

Chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán như thế nào?

Để có thể chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân gây đau đầu mờ mắt, bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi tiền sử bệnh và yêu cầu tiến hành một số các xét nghiệm như sau:

  • Khám sức khỏe thần kinh
  • Xét nghiệm máu
  • Chụp X-quang hoặc MRI sọ não
  • Điện não đồ
  • Chụp mạch máu não
  • Động mạch cảnh
  • Siêu âm tim.

Phương pháp điều trị hiệu quả

Việc điều trị đau đầu mờ mắt sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có phương pháp can thiệp thích hợp.

Nếu nguyên nhân là do lượng đường trong máu thấp, bạn nên bổ sung vào cơ thể carbohydrate có tác dụng nhanh như nước trái cây hoặc kẹo để làm tăng lượng đường trong máu, giảm triệu chứng đau đầu chóng mặt. Còn nếu nguyên nhân là do ngộ độc carbon monoxide thì sẽ được điều trị bằng cách cung cấp oxy qua mặt nạ hoặc đặt trong buồng oxy cao áp.

Một số phương pháp điều trị đau đầu mờ mắt phổ biến bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, chẳng hạn như aspirin
  • Thuốc trị đau nửa đầu
  • Sử dụng chất làm loãng máu
  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc corticosteroid
  • Tiêm insulin và glucagon
  • Thuốc chống động kinh
  • Phẫu thuật mô não.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: Blurred Vision and Headache: What Causes Them Both?

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version