Site icon Medplus.vn

Bạn biết gì về liệu pháp lăn kim trị nám?

Bạn biết gì về liệu pháp lăn kim trị nám?

Lăn kim trị nám là đang là 2 liệu pháp thẩm mỹ “được lòng” các chị em. Song trên thực tế, điều trị nám da bằng phương pháp lăn kim có thực sự là cách làm đầy hứa hẹn?

Trên thực tế, các thiết bị thẩm mỹ thường được sử dụng để loại bỏ sự thay đổi màu da có thể khiến cho tình trạng nám da trầm trọng hơn do tác động nhiệt của chúng.

Điều này có thể kích thích sự hình thành sắc tố sẫm màu hơn trong những tuần đầu điều trị. Gần đây, nhiều người tìm đến các biện pháp trị nám không sử dụng nhiệt như lột da bằng hóa chất lăn kim trị nám. Mời bạn cùng MedPlus tìm hiểu hiệu quả thực tế củ liệu pháp lăn kim trị nám và những lưu ý trước khi quyết định thực hiện!

Nám da là gì?

Nám da là một chứng rối loạn da mãn tính dẫn đến tăng sắc tố da ở các vị trí đối xứng, có cường độ từ màu nâu nhạt đến nâu sẫm.

Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ hơn so với nam giới, thường bắt đầu từ độ tuổi 20-40. Mặc dù nguyên nhân chính xác của nám da vẫn chưa được xác định, nhưng nám da thường liên quan đến vấn đề để làn da phơi nhiễm, tiếp xúc lâu dài với ánh nắng, hoặc chủ yếu đến xảy ra với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai do thay đổi nội tiết tố. Đôi khi nám da có thể xuất hiện ở những người sử dụng thuốc tránh thai hoặc các loại thuốc hoormone thay thế.

Lăn kim trị nám là gì?

Lăn kim (Microneedling) từ lâu đã được sử dụng để cải thiện đường nhăn, nếp nhăn, cấu trúc da và thu nhỏ lỗ chân lông bằng cách tạo ra các vết thương nhỏ trên da để kích thích sản xuất collagen và elastin. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được sử dụng để điều trị chứng tăng sắc tố da, bao gồm cả nám da bằng cách phá vỡ sắc tố bên dưới bề mặt da.

Lăn kim có trị được nám không?

Không giống như điều trị bằng laser thường được dùng để làm bốc hơi các hắc sắc tố dư thừa, lăn kim trị nám tàn nhang sẽ tác động đến lớp biểu bì và lớp hạ bì để kích hoạt các tế bào nguyên bào sợi và sản sinh collagen mới.

Về cơ bản, kỹ thuật viên sẽ sử dụng bánh lăn chứa khoảng 150-200 đầu kim vô trùng siêu nhỏ để tạo ra vết thương ngoài da, phương pháp này kích thích tạo ra các vùng da hoàn toàn mới, chưa bị tác động của hormone hay ánh nắng mặt trời. Đồng thời, thúc đẩy tăng trưởng collagen và đem lại cho bạn làn da sáng đẹp, giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn.

Vậy thì thực sự lăn kim trị nám có tốt không? Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí của Học viện Da liễu Hoa Kỳ, dựa theo đánh giá của 459 bệnh nhân bị nám da đến từ 7 quốc gia khác nhau, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng dùng lăn kim trị nám da kết hợp với các liệu pháp thoa kem tại chỗ đã cải thiện hiệu quả đáng kể sau 8 tuần điều trị, và làn da có những chuyển biến rõ rệt chỉ sau 12 tuần.

Tuy nhiên nếu chỉ áp dụng lăn kim trị nám đơn thuần mà không có bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các liệu pháp tại chỗ thì việc trị nám sẽ không mấy hiệu quả. Thông thường, các đợt điều trị lăn kim thường cách nhau từ 4-6 tuần.

Các thành phần chăm sóc da hỗ trợ lăn kim trị nám

Các chất làm sáng da đóng vai trò hỗ trợ cho liệu pháp lăn kim trị nám trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình. Trong 2 tuần trước khi lăn kim, bạn sẽ được kê đơn dùng liệu trình kem tẩy trắng (hydroquinone) cường độ theo toa, hoặc có thể dùng kết hợp giữa hydroquinone với retinoid và liều lượng thấp corticosteroid.

Sử dụng các hoạt chất làm sáng da ngay từ ban đầu giúp điều chỉnh và giảm đi kích thích các tế bào sắc tố trong toàn bộ quá trình lăn kim trị nám. Tuy nhiên các bác sĩ không khuyến nghị nên sử dụng bất kỳ loại kem nào chứa hydroquinone trong vòng hơn 2 tháng kể từ sau khi lăn kim.

Tuy nhiên với các loại thuốc làm sáng da chưa được kiểm nghiệm thì tuyệt đối không nên thoa lên vùng da vừa mới thực hiện lăn kim. Nguyên nhân là vì các chất bảo quản, silicone,… thường được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da có thể gây ra phản ứng dị ứng và u hạt (vết sưng tấy bị viêm).

Đối tượng nào không dành cho liệu pháp này?

Lăn kim trị nám là 1 thủ thuật xâm lấn, an toàn cho mọi loại da và màu da khác nhau. Tuy nhiên, những người có tình trạng da mãn tính như sau thì nên tránh áp dụng liệu trình này:

  • Mụn trứng cá, mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc,…
  • Nhiễm trùng da
  • Cơ địa dễ bị sẹo lồi
  • Da quá mỏng, nổi nhiều gân xanh, mao mạch hiện rõ
  • Da quá nhạy cảm và thiếu hụt collagen.

Ngoài ra, những ai đang mắc bệnh tiểu đường (do khả năng liền vết thương khá chậm và dễ bị nhiễm trùng da) hoặc đang mang thai nên tuyệt đối cẩn trọng khi áp dụng lăn kim trị nám.

Tác dụng phụ của lăn kim trị nám đối với chứng tăng sắc tố da

Lăm kim là 1 thủ thuật không xâm lấn, do đó có thể liên quan đến 1 số tác dụng phụ nhưng đa phần là không nghiêm trọng. Một số tác dụng phụ thường gặp như: bầm tím, khô da, ban đỏ (mẩn đỏ), bong tróc da và sưng tấy. Bên cạnh đó, lăn kim có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tăng sắc tố, tuy nhiên vẫn rất khó để xác định nguyên nhân này gây ra là do đâu (tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, loại da và màu da, di truyền, yếu tố môi trường, nội tiết tố, các sản phẩm chăm sóc da,…).

Biến chứng

Việc tái sử dụng kim nhiều lần, không được làm sạch kỹ lưỡng hay dùng những chiếc kim kém chất lượng đều ẩn chứa cao các nguy cơ biến chứng. Bên cạnh đó, môi trường thực hiện không đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn đến tình trạng da bị viêm, sưng tấy, bong tróc da. Nếu những người thực hiện liệu pháp lăn kim trị nám trước bị mắc các bệnh liên quan đến HIV/AIDS hay các bệnh lây qua đường máu cộng với việc kim không được vệ sinh đúng cách thì bạn khó có thể tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm.

Với chất lượng kim không được đảm bảo, đầu kim không đủ nhỏ và sắc thì trong quá trình trị liệu sẽ làm rách mô liên kết, thủng mạch và mao mạch máu. Từ đó dẫn đến những tổn thương trên bề mặt da, xuất hiện các ổ tụ huyết cầu dưới da mặt, khiến da xỉn màu, sạm đen tăng sắc tố sau khi lăn.

Bên cạnh đó, chị em không nên áp dụng phương pháp làm đẹp này quá nhiều, càng không khuyến khích tự ý lăn kim tại nhà. Thay vào đó, bạn nên đến các bệnh viện, trung tâm thẩm mỹ uy tín để các bác sĩ chuyên môn trực tiếp thực hiện liệu trình này.

Lưu ý khi dùng lăn kim trị nám

Sau khi thực hiện liệu trình này, có thể làn da bạn sẽ gặp 1 số phản ứng như sau mà bạn cần lưu ý:

  • Lần đầu khi thực hiện, bạn sẽ có cảm giác hơi đau và chảy máu nhẹ
  • Sau khi lăn kim thì da mặt ửng đỏ, bắt đầu trên da sẽ bong mày (vảy) kèm theo cảm giác ngứa ngáy da
  • Tuân thủ nghiêm ngặt chế độ chăm sóc da từ bác sĩ sau liệu trình lăn kim.

Thúc đẩy hiệu quả trị nám với 3 thói quen chăm sóc da

Để thúc đẩy hiệu quả nhanh chóng, bạn cần ghi nhớ các thói quen chăm sóc da như sau:

  • Thoa kem chống nắng. Tiến sĩ phẫu thuật da liễu Jeffrey Dover, MD đã từng tuyên bố rằng: “Làn da khi tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong 5 phút có thể đảo ngược hiệu quả trị nám trong 1 tháng điều trị”. Cho dù bạn ra ngoài trời nắng hoặc ngồi trong xe hơi, thoa kem chống nắng có chỉ số SPF cao là điều bắt buộc để ngăn không cho làn da bị nám nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, đội mũ rộng vành cũng giúp che chắn cho các vùng da bị nám, đặc biệt ở các khu vực trán, môi trên, 2 bên má và mũi.
  • Sinh hoạt lành mạnh. Không nên thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng để da có đủ thời gian nghỉ ngơi và phục hồi.
  • Chế độ dinh dưỡng. Uống nhiều nước và bổ sung nhiều chất xơ, đặc biệt là các loại trái cây chứa nhiều vitamin C và E để kích thích quá trình tái tạo và chữa lành vết thương. Tránh xa thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ để không gây hại cho làn da.

Cho dù bạn có thử nhiều liệu pháp trị nám da thì hãy luôn nhớ rằng không có cách trị nám nào có thể mang lại hiệu quả vĩnh viễn. Bởi vì nám là bệnh da liễu khó điều trị, nên bạn hãy luôn chuẩn bị tinh thần đối phó với tình trạng nám có thể tái phát bất cứ khi nào.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version