Site icon Medplus.vn

Bệnh Chagas: Những lưu ý về căn bệnh truyền nhiễm này

Bệnh Chagas là bệnh do nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi, được truyền bởi bọ Triatominae (bọ, rận, hoặc rệp). Loài ký sinh trùng này lây truyền sang các động vật và người do các vector côn trùng, các vector này chỉ được tìm thấy chủ yếu từ các vùng nông thôn của châu Mỹ. Vậy hãy cùng Medplus tìm hiểu về căn bệnh truyền nhiễm này qua bài viết dưới đây nhé.

Bệnh Chagas là bệnh do nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi
Bệnh Chagas là bệnh do nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các loại bệnh khác:

1. Bệnh chagas là bệnh gì? Bệnh chagas có lây không?

Ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây ra bệnh Chagas. Loại ký sinh trùng này có trong bọ xít hút máu Triatoma cả ở người và động vật lần đầu phát hiện tại Châu Mỹ nên còn gọi là Trypanosomiasis Mỹ. Căn bệnh này lưu hành khắp các vùng Mexico, Trung Mỹ và Nam Mỹ sang phía nam Argentina.

Ký sinh trùng Trypanosoma cruzi sẽ ẩn mình trong các vết nứt kẽ của tường vách và mái tranh, phát triển mạnh trong điều kiện sống thấp

Theo nghiên cứu, con người sẽ bị mắc bệnh nếu tiếp xúc với phân của loài bọ xít hút máu Triatoma – một loại côn trùng hút máu người và động vật. Từ đó ký sinh trùng Trypanosoma cruzi sẽ xâm nhập vào cơ thể người qua vết đốt hoặc vết xước ở da (do ngứa gãi) hoặc qua kết mạc; lây nhiễm thông qua đường tiêu hóa (khi ăn phải thức ăn bị nhiễm ký sinh trùng), qua đường máu và từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.

2. Triệu chứng và Dấu hiệu

Bệnh chagas

Bệnh Chagas có thể xảy ra trong 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn cấp tính
  • Diễn biến tiềm tàng (không xác định)
  • Giai đoạn mạn tính

Nhiễm trùng cấp tính xảy ra âm thầm (không xác định), có thể không có triệu chứng hoặc tiến triển thành bệnh mãn tính. Ức chế miễn dịch có thể kích hoạt lại nhiễm trùng tiềm ẩn, với ký sinh trùng ký sinh cao và giai đoạn cấp tính thứ 2, tổn thương da hoặc áp xe não.

Khoảng 1 đến 5% phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh, hậu quả là sẩy thai, thai chết lưu hoặc dị tật bẩm sinh có tỷ lệ tử vong cao.

3. Các yếu tố rủi ro

3.1. Bệnh Chagas giai đoạn cấp tính

Trước hết, nguy cơ phát triển bệnh ở giai đoạn cấp tính liên quan đến việc một người sống trong hoặc đến thăm khu vực có ký sinh trùng T. cruzi và bọ xít hút máu lưu hành. Về cơ bản, khu vực này kéo dài từ miền nam Hoa Kỳ đến miền bắc Argentina và Chile. 

Những ngôi nhà có tường xây bằng gạch nung hoặc mái tranh dường như là môi trường đặc biệt hấp dẫn đối với bọ xít hút máu.  Những người sống trong những ngôi nhà như vậy ở những khu vực lưu hành đặc biệt dễ mắc bệnh Chagas.

Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát quần thể bọ xít hút máu đã khá thành công ở một số khu vực ở Mỹ Latinh. 

Bệnh Chagas ít phổ biến hơn ở thành phố so với nông thôn.

3.2. Bệnh Chagas giai đoạn mãn tính

Ở một người đã bị nhiễm T. cruzi, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim Chagas mãn tính hoặc bệnh đường tiêu hóa. Bao gồm các:

4. Xét nghiệm hỗ trợ trên bệnh nhân Chagas mạn tính

Sau khi bệnh Chagas được chẩn đoán, các xét nghiệm sau đây nên được thực hiện, tùy thuộc vào kết quả:

  • Không có triệu chứng nhưng có tiền sử nhiễm T. cruzi: Kiểm tra điện tim đồ và chuyển đạo kéo dài, chụp X quang ngực.
  • Các bất thường tim tiềm ẩn trên điện tim hoặc các triệu chứng cho thấy bệnh tim: Siêu âm tim
  • Chứng khó nuốt hoặc các triệu chứng đường tiêu hóa hoặc có biểu hiện: Chụp cản quang ông tiêu hóa và / hoặc nội soi.

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version