Đau dạ dày là tình trạng rất phổ biến ở nước ta, bệnh ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện đúng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Vậy nguyên nhân và dấu hiệu bệnh đau dạ dày là gì? cách điều trị như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
1. Đau dạ dày là gì?
Đau dạ dày (đau bao tử) là bệnh lý tiêu hóa phổ biến hiện nay, xuất hiện khi dạ dày bị tổn thương, viêm loét. Bệnh có nhiều triệu chứng, thường được nhận biết thông qua vị trí đau bụng và các biểu hiện bên ngoài của cơ thể như chán ăn, đầy bụng, ợ chua…
Các cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện khi người bệnh quá đói hoặc quá no, khi căng thẳng, làm việc quá sức hoặc tâm trạng thất thường. Tình trạng đau thường kéo dài, đau bụng âm ỉ hoặc quặn thắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng nguyên nhân của bệnh đau dạ dày rất đa dạng, có thể do 1 hoặc nhiều yếu tố khác cùng nhau gây nên. Cụ thể:
●Thói quen sinh hoạt: Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói… là những lý do mang bệnh đau dạ dày đến gần bạn hơn.
●Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người bị đau, viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis)
●Nguyên nhân khác: Lạm dụng kháng sinh thuốc giảm đau gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày.
Căng thẳng, stress: khiến dạ dày bị áp lực dẫn tới đau nhức
Trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính, tổn thương trong dạ dày,… tạo nên các lớp viêm loét gây đau dạ dày.
3. Dấu hiệu và triệu chứng đau dạ dày
-
Đau thượng vị
Đây là triệu chứng đầu tiên và thường có ở người bị đau dạ dày.Người bệnh thường cảm thấy đau âm ỉ, tức bụng hoặc nóng rát quanh vùng thượng vị. Các cơn đau có thể lan ra sau lưng, lên ngực nhưng không đau dữ dội. Triệu chứng thường xuất hiện từ một đến hai tuần trong giai đoạn đầu của bệnh và tái phát lại. Nếu để tình tràng này kéo dài, bệnh nhận sẽ bị đau triền miên.
-
Ợ hơi, ợ chua
Là triệu chứng quan trọng của bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân do dạ dày tiết nhiều dịch vị và trào ngược dạ dày thực quản.
Khi hoạt động của dạ dày rối loạn, thức ăn khó tiêu dẫn đến tình trạng lên men làm tăng acid dạ dày. Acid dạ dày tăng, làm mở tâm vị, acid dạ dày bị đẩy lên thực quản. Người bệnh đau dạ dày sẽ bị chướng bụng đầy hơi, kèm theo cảm thấy vị đắng hoặc chua khi thức ăn hoặc hơi lên tận trên họng nhưng chỉ lên nửa chừng. Triệu chứng gây sự khó chịu cho người bệnh.
-
Buồn nôn hoặc nôn
Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, ngoài các triệu chứng của bệnh đau dạ dày trên bệnh nhân còn cảm thấy buồn nôn và nôn. Bệnh nhân có thể nôn khan hoặc cả thức ăn, dịch vị sẽ bị tống hết ra ngoài. Nếu nôn nhiều, có thể gây rách niêm mạc thực quản, mất nước, điện giải trong dịch dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bệnh nhân.
Nguyên nhân có thể do loét dạ dày, viêm dạ dày câp, xuất huyết dạ dày hoặc ung thư dạ dày.
-
Chán ăn, suy nhược cơ thể
Khi chức năng của dạ dày hoạt động kém, người bị đau dạ dày sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, cảm giác ấm ách, dẫn tới chán ăn, cơ thể mệt mỏi. Biểu hiện là giảm lượng thức ăn hoặc ăn không ngon miệng.
-
Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng máu ra khỏi lòng mạch đi vào ống tiêu hóa. Đây vừa là triệu chứng vừa là biến chứng đau dạ dày nguy hiểm cảnh báo cơ thể bạn đang gặp phải những tổn thương nghiêm trọng. Biểu hiện là bệnh nhân nôn ra máu tươi, đi ngoài ra phân đen hoặc đỏ tươi.
Nguyên nhân của xuất huyết tiêu hóa có thể là viêm dạ dày cấp do dùng thuốc, dạ dày tá tràng bị loét, tĩnh mạch thực quản bị vỡ do bệnh gan…. nghiêm trọng hơn là bị ung thư dạ dày.
Khi xuất hiện triệu chứng bệnh đau dạ dày này, người bệnh cần liên hệ bác sĩ để được chữa trị kịp thời tránh nguy hiểm đến tính mạng.
4. Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh đau dạ dày?
Theo các chuyên gia y tế, ai cũng có thể bị mắc bệnh đau dạ dày nhưng đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh hơn gồm:
- Những người thường uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá và uống cà phê khi đói
- Thường ăn những thức ăn cay nóng, quá chua, thức ăn bị nhiễm độc
- Những người hay dùng thuốc giảm đau kháng viêm
- Những người hay cảm thấy chán nản, mệt mỏi, bị stress…
Vị trí đau dạ dày (vị trí đau bao tử)
- Vị trí đau do dạ dày gây ra thường sẽ đau xung quanh rốn và lan dần xuống cả vùng bụng bên phải.
- Người bệnh sẽ thấy bụng khó chịu do đầy bụng, buồn nôn, ợ chua kèm theo các cơn đau quặn thắt hoặc âm ỉ kéo dài.
5. Đau dạ dày có chữa được không?
Đau dạ dày không phải là bệnh nan y, nhưng đây là bộ phận lưu trữ và tiêu hóa thức ăn nên luôn phải hoạt động liên tục trong môi trường ẩm ướt. Do vậy các vết viêm nhiễm thường khó lành.
Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có khả năng hồi phục khi được chữa trị sớm, đúng phương pháp và kiên trì.
6. Đau dạ dày nên kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng với người bệnh đau dạ dày. Chế độ ăn uống kết hợp với quá trình đi khám chữa bệnh dạ dày đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao.
Trước tiên, cần duy trì giờ ăn ổn định, chia thành nhiều bữa nhỏ, không để dạ dày quá no hoặc quá đói, không ăn quá nhanh, không ăn tối quá no và muộn… Đồng thời, người bệnh đau dạ dày cần tránh các thức ăn sau trong bữa ăn hàng ngày:
- Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị như: chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt…
- Các loại nước trái cây có axit, nước có gas.
- Các loại gia vị có tính kích thích: như hành, tỏi, ớt, tiêu.
- Đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao…) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây ra các cơn đau.
- Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng: như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn, cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa.
- Cũng cần tránh thực phẩm để quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng, phải để trở về nhiệt độ 25 – 30°C.
- Bệnh đau dạ dày cần kiêng đồ thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ (thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng…).
- Hạn chế ăn các loại nấm, dưa cà muối chua và măng vì rất gây hại dạ dày.
- Không uống cà phê, trà đặc và rượu bia vì đều có chứa chất gây kích thích hoặc tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày khiến dạ dày tổn thương nặng thêm.
Nguồn tham khảo: