Site icon Medplus.vn

Bệnh đa hồng cầu nguyên phát – Tổng hợp kiến thức y khoa về bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Nhiều người đặt ra câu hỏi “Hồng cầu cao bị bệnh gì?”. Đa hồng cầu nguyên phát là bệnh thuộc hội chứng tăng sinh tủy ác tính (myeloproliferative diseases- MPDs), là một nhóm bệnh ung thư máu mãn tính và có xu hướng trở nặng theo thời gian.

Bệnh ảnh hưởng đến tất cả các loại tế bào máu nhưng hồng cầu bị ảnh hưởng nhiều nhất. Số lượng tế bào máu này tăng lên dẫn tới biến chứng như tăng nguy cơ đông máu gây đứng tim hoặc đột quỵ, nếu không được điều trị sớm có thể đe dọa đến tính mạng.

Phân loại bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Hiện chưa có kiến thức y khoa về phân loại bệnh.

Nguyên nhân bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu tình trạng rối loạn chức năng không bình thường của tủy xương gây ra do một khiếm khuyết gen có tên JAK2V617F. Thông thường tủy xương sản xuất ba loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Do sự bất thường của gen JAK2V617F, tủy xương sản sinh quá nhiều tế bào máu, đặc biệt là hồng cầu. Các nhà nghiên cứu cũng tin rằng đột biến này là mắc phải chứ không do bẩm sinh. Các khiếm khuyết trong gen không được thừa kế, nó xảy ra sau khi thụ thai từ bố mẹ.

Đường lây truyền bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Bệnh không lây truyền.

Dấu hiệu bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Dấu hiệu của bệnh là:

Đa hồng cầu nguyên phát làm máu đặc lại và giảm tốc độ lưu thông của máu, do đó làm tăng nguy cơ phát triển cục máu đông. Cục máu đông di chuyển trong hệ thống mạch máu có thể gây tắc nghẽn ở bất kì vị trí nào gây những biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Ngoài ra còn có một số triệu chứng như

Đối tượng nguy cơ bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Biến chứng của  bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Đa hồng cầu nguyên phát có thể chuyển sang xơ tủy, lơ xê mi cấp.

Phương pháp chẩn đoán bệnh đa hồng cầu nguyên pháp

Chẩn đoán lâm sàng

Xét nghiệm

Phác đồ xét nghiệm chẩn đoán:

Thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh

Tiêu chuẩn chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát của WHO 2008

Tiêu chuẩn chính

Hb > 185 G/L (nam), > 165 G/L (nữ) hoặc Hb > 170 G/L ở nam, > 150 G/L ở nữ nếu kết hợp với Hb tăng bền vững  ≥ 20 G/L so với bình thường mà không phải do điều trị chế phẩm sắt, hoặc tăng thể tích khối hồng cầu toàn thể > 25% trị số bình thường;

Có đột biến JAK2V617F.

Tiêu chuẩn phụ

Tăng sinh 3 dòng tế bào tủy;

Nồng độ erythropoietin huyết thanh giảm;

Tạo cụm EEC (endogenous erythroid colony) khi nuôi cấy cụm tế bào tủy không dùng chất kích thích sinh hồng cầu.

Chẩn đoán xác định đa hồng cầu nguyên phát khi có cả 2 tiêu chuẩn chính và 1 tiêu chuẩn phụ hoặc tiêu chuẩn chính số 1 và 2 tiêu chuẩn phụ.

Chẩn đoán phân biệt bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Đa hồng cầu nguyên phát cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh tăng sinh tủy mạn ác tính khác trong Bảng xếp loại MPNs của WHO năm 2008: Nhóm bệnh lý tăng sinh tủy ác tính (Myeloproliferative neoplasms – MPNs), bao gồm: Lơ xê mi kinh dòng bạch cầu hạt; Đa hồng cầu nguyên phát; Tăng tiểu cầu tiên phát; Xơ tủy vô căn; Lơ xê mi kinh bạch cầu hạt trung tính; Lơ xê mi kinh bạch cầu hạt ưa acid; Hội chứng tăng bạch cầu hạt ưa acid; Bệnh tế bào mast (Mast cell disease); MPNs khác, không xếp loại.

Bệnh cũng cần được chẩn đoán phân biệt với các tình trạng bệnh lý gây tăng hồng cầu thứ phát bằng nghiệm pháp erythropoietin huyết thanh. Ngoài ra, nếu là tăng hồng cầu thứ phát thì số lượng hồng cầu và nông độ hemoglobin sẽ trở về bình thường nếu bệnh lý gây tăng hồng cầu được điều trị hiệu quả.

Các biện pháp điều trị bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Cách điều trị bệnh tăng hồng cầu nhằm làm giảm độ đặc của máu và ngăn ngừa tình trạng chảy máu và đông máu. Để giảm độ đặc của máu, bạn sẽ được thực hiện phương pháp trích máu tĩnh mạch. Một lượng máu nhất định được rút ra khỏi tĩnh mạch mỗi tuần để giảm số lượng các tế bào hồng cầu. Thời gian điều trị tuỳ thuộc vào tình trạng cơ thể bạn, bạn có thể cần nhiều hơn một lần trích máu.

Thuốc thường được sử dụng, bao gồm:

Phương pháp phòng ngừa bệnh đa hồng cầu nguyên phát

Điều trị đa hồng cầu nguyên phát chủ yếu là nhằm làm giảm độ đặc của máu và ngăn ngừa tình trạng chảy máu và đông máu

Để giảm được độ đặc của máu thì cần phải thực hiện phương pháp trích máu tĩnh mạch, một lượng máu nhất định sẽ được rút ra khỏi tĩnh mạch mỗi tuần để làm giảm số lượng tế bào hồng cầu. Thời gian điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng cơ thể bệnh nhân, có thể cần nhiều hơn một lần trích máu

Ngoài ra có thể sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm bài viết: Đục thủy tinh thể có nên mổ không

Nguồn tham khảo: NHS

Đừng quên ghé MedPlus mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version