Site icon Medplus.vn

BỆNH DA VẢY CÁ LÀ BỆNH GÌ?

Cùng Medplus  tìm hiểu những thông tin hữu ích về bệnh da vảy cá bạn đọc nhé!

Bệnh da vảy cá

1. Bệnh da vảy cá là gì?

Bệnh da vảy cá là tình trạng da bị tổn thương chủ yếu là do di truyền. Các tế bào da chết tích tụ thành các mảng da, miếng dày và khô như những chiếc vảy cá trên bề mặt da.

Bệnh da vảy cá có tên khoa học là Ichthyosis Vulgaris, và có thể được biết đến với tên bệnh vảy cá hoặc bệnh da cá. Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 0 đến 7 tuổi, thậm chí có những trường hợp bệnh xuất hiện ngay sau khi trẻ được sinh ra.

Hầu hết trường hợp bệnh da vảy cá đều có biểu hiện nhẹ nên dễ bị chẩn đoán nhầm là viêm da cơ. Tuy nhiên, bệnh cũng có những thể tiến triển nặng gây ra tình trạng da nứt và đau. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể tập trung vào việc kiểm soát tình trạng bệnh.

Thông thường, các tế bào da sau khi kết thúc chu kỳ của mình sẽ bong ra và để lộ lớp tế bào da mới bên dưới để thay thế. Tuy nhiên không phải lúc nào chu kỳ này cũng diễn ra suôn sẻ. Trong nhiều trường hợp, các tế bào chết không tự bong ra mà bám dính lại trên da tạo thành các mảng dày và khô điển hình như trong bệnh da vảy cá.

Không chỉ tạo cảm giác khó chịu, các mảng da này còn khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp, và sinh hoạt hằng ngày. Vậy làm thế nào để loại bỏ hết những tế bào da chết này? Phương pháp tẩy tế bào chết là giải pháp được dùng phổ biến hiện nay.

Các phương pháp tẩy tế bào chết cũng đa dạng, từ sử dụng các loại hóa chất như alpha hydroxy acid, beta hydroxy acid, enzyme… đến các phương pháp cơ học như dùng bàn chải mềm hay khăn lau tùy theo mật độ tế bào chết trên da.

2. Nguyên nhân bệnh da vảy cá

Nhìn chung bệnh da vảy cá không phải bệnh nghiêm trọng và thường biến mất dần theo quá trình lớn lên của cơ thể. Một số người sẽ không gặp lại tình trạng này thêm bất cứ một lần nào trong đời nữa tuy nhiên với nhiều người khác, bệnh có thể xuất hiện trở lại ở tuổi trưởng thành. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh da vảy cá có thể kể đến như sau:

  • Di truyền: Đây là yếu tố hàng đầu không chỉ riêng với bệnh da vảy cá mà còn cả các bệnh về da khác nữa. Chỉ cần bố hoặc mẹ có gen lặn của bệnh da vảy cá hoàn toàn có khả năng truyền bệnh này cho thế hệ con của họ. Đây cũng là một trong những bệnh về da di truyền phổ biến nhất trong cộng đồng.
  • Trong một số trường hợp, bệnh da vảy cá không có liên quan gì đến di truyền nhưng lại liên quan đến các tình trạng bệnh khác như ung thư, HIV/AIDS, suy thận, bệnh tuyến giáp…. Đặc biệt có nhiều nghiên cứu đã chứng minh da vảy cá còn liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc mà người bệnh sử dụng để điều trị các bệnh khác.
  • Da vảy cá cũng có thể xuất hiện kèm theo các bệnh lý về da khác như viêm giác mạc hoặc viêm da dị ứng hay còn được gọi là bệnh chàm.
  • Một nguyên nhân khác có thể kể đến là các tổn thương của da. Khi lành, chúng để lại một vùng da dày hơn, đóng vảy hoặc tạo thành các mảng da khô ráp.

3. Triệu chứng bệnh da vảy cá

Các triệu chứng của bệnh da vảy cá bao gồm:

  • Các mảng da bị bong tróc
  • Da có cảm giác ngứa rất khó chịu
  • Xuất hiện các vảy màu nâu, xám hoặc trắng trên da
  • Da khô và dày lên

Triệu chứng nghiêm trọng nhất là hình thành các vết nứt sâu đặc biệt là ở lòng bàn chân hay lòng bàn tay gây cảm giác đau đớn. Đây là biểu hiện của bệnh da vảy cá rất nặng và cần điều trị kịp thời nếu không muốn bệnh diễn biến xấu.

Các triệu chứng của bệnh da vảy cá có xu hướng trầm trọng hơn vào mùa đông khi không khí lạnh và khô. Đây cũng là điều kiện thời tiết lý tưởng với một số bệnh về da nên cần lưu ý bảo vệ và giữ ẩm cho da trong thời kỳ này để đảm bảo một làn da khỏe mạnh.

4. Điều trị bệnh da vảy cá

Tắm rửa thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ là một việc làm cần thiết. Khi ngâm nước sẽ giúp hydrat hóa làn da của bạn và làm mềm phần da khô đóng vảy. Nhưng nếu bạn có vết loét, bác sĩ có thể khuyên ban nên bôi một ít sáp dầu hoặc một sản phẩm tương tự khác lên vết loét trước khi tắm. Điều này giúp giảm bớt sự kích ứng của nước lên vùng tổn thương.

Với một số bệnh nhân cho biết khi họ tắm bằng nước muối (cho thêm ít muối biển vào nước tắm) giúp họ giảm bớt sự châm chích khó chịu trên da và cũng có thể giảm ngứa.

Tẩy tế bào chết cho làn da của bạn bằng một viên đá kỳ (đá bọt) hay bàn chải hoặc miếng bọt biển tẩy tế bào chết khi tắm có thể giúp loại bỏ phần da thừa. Ngoài ra bạn có thể kết hợp loại bỏ da chết bằng các sản phẩm có chứa axit salicylic, axit glycolic hoặc axit lactic. Việc làm này giúp làm giảm kích thước vùng da khô đóng vảy.

Bôi kem dưỡng ẩm cho da ngay sau khi tắm, khi da của bạn vẫn đang còn ẩm sẽ giúp giữ độ ẩm cho da tốt hơn. Có rất nhiều loại kem dưỡng ẩm khác nhau, bạn có thể lựa chọn sản phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào sau đây: lanolin, axit alpha hydroxy, ure, axit lactic, axit salicylic hoặc propylene glycol. Các sản phẩm có ceramides hoặc cholesterol cũng giúp giữ ẩm cho da.

Bệnh da vảy cá

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health 

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh da vảy cá, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :

Exit mobile version