Cùng Medplus tìm hiểu về cách điều trị dị ứng xà phòng như thế nào bạn đọc nhé!

1. Dị ứng xà phòng là gì?
Dị ứng xà phòng là một dạng của bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng, với tỷ lệ mắc chiếm hơn 5% dân số thế giới. Thực tế, hầu hết các sản phẩm tẩy rửa đều chứa một lượng nhỏ các chất hóa học khá an toàn và không gây hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, ở những người có cơ địa nhạy cảm, hệ miễn dịch nhận định các chất này là có hại, vì thế đã giải phóng ra chất trung gian hóa học histamin để chống lại sự xâm nhập đó. Histamin tự do phá vỡ các mô liên kết làm rò rỉ chất dịch và protein ra ngoài, gây ra triệu chứng viêm, sưng, đỏ.
2. Nguyên nhân dị ứng xà phòng
Yếu tố chính gây ra phản ứng dị ứng là các hợp chất khác nhau của các chất phốt-pho. Phosphate gây ra sự mất cân bằng acid – kiềm, thay đổi chức năng của sự trao đổi chất trong các tế bào da, dẫn đến viêm da dị ứng. Để hiểu được nguyên nhân của dị ứng với chất tẩy rửa, bạn nên tìm hiểu xem chất phốt phát là gì.
3. Triệu chứng dị ứng xà phòng
Thông thường, triệu chứng dị ứng với xà phòng xuất hiện khá nhanh sau khi người bệnh tiếp xúc với hóa chất trong vài phút đến vài giờ. Vùng da bị dị ứng sẽ có một số biểu hiện như: Bong tróc thành các mảng nhỏ, ngứa, nổi mẩn, khô, nặng hơn là sẫm da, dày sừng…
Về cơ bản, các loại xà phòng đều có nguy cơ gây dị ứng như nhau, tùy vào mục đích sử dụng. Nhưng theo ghi nhận tại các bệnh viện da liễu cho thấy, xà phòng giặt và tắm là hai loại hay gặp nhất, trong đó tay dị ứng xà phòng chiếm tỷ lệ cao.
4. Điều trị dị ứng xà phòng
Bị dị ứng xà phòng phải làm sao? Đây là băn khoăn của người bệnh khi không may gặp phải các vấn đề ngoài da do tiếp xúc với xà phòng. Theo đó, nguyên tắc chung trong điều trị dị ứng xà phòng là loại bỏ căn nguyên và tránh tiếp xúc lại. Tiếp theo, tùy vào tình trạng da cụ thể mà bạn có thể áp dụng các biện pháp khác nhau để cải thiện triệu chứng.
Xử lý ban đầu
Những trường hợp dị ứng với xà phòng nhẹ thường chỉ ngứa rát hoặc nổi mẩn trong vài ngày mà không có các thương tổn khác đi kèm. Lúc này, bạn có thể xử lý bằng cách sau:
- Rửa sạch vùng da tiếp xúc với xà phòng nhiều lần bằng nước sạch. Tuyệt đối không được gãi ngứa hoặc chà xát mạnh lên da vì sẽ làm vết thương trầy xước gây nhiễm trùng da.
- Sử dụng băng mát để bảo vệ khu vực ảnh hưởng, hạn chế được tình trạng trầy xước.
- Bôi kem dưỡng ẩm tự nhiên cung cấp độ ẩm cho làn da, cải thiện tình trạng khô ráp, bong tróc, ngứa….
Dùng thuốc
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà triệu chứng dị ứng sữa tắm vẫn không cải thiện hoặc diễn biến nặng hơn, bạn cần cân nhắc dùng đến một số loại thuốc để kiểm soát triệu chứng. Những thuốc được chỉ định cho người bị viêm da tiếp xúc dị ứng nói chung gồm:
- Thuốc bôi: Các loại kem hydrocortisone tác dụng nhẹ (khoảng 0,5 – 1%) giúp làm dịu da, giảm kích ứng khi bị dị ứng. Ngoài ra, có thể sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Thuốc uống: Thuốc kháng histamin, corticosteroid đường uống giúp kìm hãm sự hoạt động của các yếu tố miễn dịch dưới da, từ đó cải thiện triệu chứng dị ứng.
Bề mặt da chúng ta có một lớp dầu tự nhiên, giúp giữ ẩm và bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Khi tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa, xà phòng quá lâu, chúng sẽ bào mòn lớp ngoài cùng của da, khiến lớp dầu mất đi, làm da trở nên khô và ngứa.
Để cải thiện tình trạng này, bên cạnh việc loại bỏ yếu tố gây dị ứng là xà phòng, dùng thuốc theo chỉ định, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ từ thiên nhiên giúp tăng cường sức khỏe, giảm triệu chứng nhanh hơn. Một trong các sản phẩm được nhiều người tin tưởng lựa chọn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa thành phần từ nhàu.

Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về dị ứng xà phòng, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :