Site icon Medplus.vn

BỆNH TIM PHỔI MẠN TÍNH CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Cùng Medplus giải mã câu hỏi Bệnh tim phổi mạn tính có nguy hiểm không bạn đọc nhé!

Bệnh tim phổi mạn tính là gì?

1. Bệnh tim phổi mạn tính là gì ?

Bệnh tim phổi mạn tính là bệnh phì đại, giãn thất phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi, gây nên bởi những bệnh của phổi, phế quản, mạch máu phổi, thần kinh và xương lồng ngực.

Loại trừ những trường hợp tăng áp lực động mạch phổi do hẹp lỗ van 2 lá, bệnh tim bẩm sinh.

Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi, có nghiện thuốc lá. Nam bị nhiều hơn nữ, với tỉ lệ 5:1.

Ở Mỹ, bệnh tim-phổi mạn tính chiếm từ 10-30% số bệnh nhân vào điều trị vì suy tim mạn tính và là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong

2. Nguyên nhân bệnh tim phổi mạn tính là gì ?

Bệnh tim phổi mạn tính do nhiều nguyên nhân khác nhau và có nguồn gốc tiên phát từ các bệnh như:

Bệnh tiên phát của đường hô hấp và phế nang bao gồm các bệnh:

Bệnh tiên phát làm tổn thương đến bộ phận cơ học của bộ máy hô hấp bao gồm:

Bệnh tiên phát làm tổn thương mạch máu phổi bao gồm các bệnh về thành mạch máu như:

Với nhiều nguyên nhân đã nêu ở trên, tại nước ta theo các nhà khoa học các nguyên nhân gây nên bệnh tim phổi mạn tính thường gặp là do viêm phế quản mạn tính và hen phế quản, lao xơ phổi, giãn phế quản, viêm phế quản mạn tính đơn thuần, viêm dính màng phổi, dị dạng lồng ngực.

3. Triệu chứng bệnh tim phổi mạn tính là gì ?

Dấu hiệu và triệu chứng được chia thành hai giai đoạn để nhận biết:

Ở  Giai đoạn đầu:
Chỉ thấy triệu chứng của các bệnh phổi, phế quản, cơ xương lồng ngực mạn tính và tăng áp lực động mạch phổi.

Ở Giai đoạn có suy tim phải:

Tuy nhiên để có thể biết rõ được triệu chứng  nào thuộc về giai đoạn nào thì bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để chấn đoán

Bệnh tim phổi mạn tính là gì?

4.. Bệnh tim phổi mạn tính có chữa được không ?

Trong điều trị, thực hiện chế độ nghỉ ngơi rất cần thiết vì làm giảm công của tim, việc ứng dụng tùy thuộc vào mức độ suy tim.

Khi thấy xuất hiện dấu hiệu khó thở thì chỉ nên làm việc nhẹ, khi đã có dấu hiệu suy tim cần giảm hoặc bỏ các công việc phải gắng sức.

Nên nghỉ tại giường theo tư thế nửa nằm, nửa ngồi để giảm sự chèn ép của các tạng trong ổ bụng lên cơ hoành là cơ hô hấp chính.

Cần ăn nhạt vì chất muối NaCl làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, gây gánh nặng cho tuần hoàn; lượng muối NaCl đưa vào cơ thể có thể tính theo lượng muối thải ra qua nước tiểu trong 24 giờ, theo dõi đều đặn cơ thể của bệnh nhân, trường hợp suy tim nặng và phù nhiều thì chế độ ăn nhạt khắc khe hơn.

Dùng thuốc lợi tiểu có tác dụng làm giảm gánh nặng tuần hoàn bằng cách sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc trợ tim chỉ nên dùng khi có nhịp nhanh và phải theo dõi mạch vì có thể gây loạn nhịp tim, chỉ sử dụng trong giai đoạn suy tim còn hồi phục, không nên dùng trong suy tim không hồi phục.

Thực tế trường hợp suy tim do bệnh tim phổi mạn tính việc dùng thuốc trợ tim không quan trọng bằng thuốc lợi tiểu và các phương pháp kết hợp khác như sử dụng oxy nhất là trong những đợt suy hô hấp cấp tính; trong các bệnh phổi mạn tính thường có bội nhiễm, bệnh nhân ho và khạc đờm đặc màu vàng hoặc màu xanh thì việc sử dụng kháng sinh phù hợp là rất cần thiết.

Có trường hợp dùng thuốc giãn mạch máu phổi với hy vọng làm giảm áp lực động mạch phổi nhưng chúng có tác dụng làm giảm oxy máu vì có sự rối loạn về phân bố khí và máu trong phổi. Phương pháp chích máu rất ít dùng và chỉ định khi hematocrit trên 60 – 70%.

Một số thể bệnh đặc biệt như bệnh tim phổi mạn tính do hen phế quản, bệnh nhân bị xơ phổi, người bệnh béo bệu, dị dạng lồng ngực, gù lưng, vẹo cột sống, vừa gù lưng vừa vẹo cột sống, tắc động mạch phổi… được chỉ định điều trị của bác sĩ theo từng trường hợp cụ thể.

 

Tìm hiểu từ nguồn: Wikipedia

Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Bệnh tim phổi mạn tính, hy vọng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho bạn trong cuộc sống góp phần nâng cao hạnh phúc gia đình

Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm một số thông tin liên quan:

 

Exit mobile version