Site icon Medplus.vn

Biến chứng thai kỳ – Tăng huyết áp

ha - Medplus

Thế nào là tăng huyết áp khi mang thai?

Tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp (THA) có thể được chẩn đoán dựa trên số đo huyết áp hoặc sự tăng huyết áp tương đối so với trước khi sinh. Số đo HA vượt quá 140/90 mmHg chứng tỏ bệnh nhân đã bị tăng huyết áp.

Chênh lệch huyết áp so với trước khi sinh cũng là dấu hiệu của THA khi mang thai. Thông thường những mẹ bầu mắc bệnh này có HA tâm thu tăng trên 30 mmHg hoặc HA tâm tương tăng thêm 15 mmHg so với trước khi sinh.

THA có thể xuất hiện trước khi mang thai hoặc trở nên nặng thêm khi đang mang thai. HA cao cộng với việc xuất hiện đạm trong nước tiểu là dấu hiện của biến chứng tiền sản giật – sản giật gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Dấu hiệu của bệnh

THA được gọi là “sát nhân thầm lặng” ví chúng thường không gây biểu hiện rõ rệt. Chính vì vậy, mẹ cần được theo dõi HA thường xuyên. Việc theo dõi HA thuờng xuyên trước khi sinh sẽ đảm bảo được tình trạng ổn định HA của mẹ, đồng thời có những biện pháp chữa trị kịp thời khi HA tăng cao bất thường.

Dấu hiện thường thấy nhất khi cơ thể bị THA đó là nhức đầu, chóng mặt, mắt mờ, đôi khi khó thở và tức ngực. Nếu thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội cùng những co giật toàn thân , mẹ nên lập tức đến bệnh viện vì đó là triệu chứng của bệnh tiền sản giật.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp tốt nhất để phát hiện và kịp thời điều trị THA cho mẹ

Tăng huyết áp nguy hiểm như thế nào?

THA nếu không được kiểm soát trong thời gian dài sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, suy tim và đột quỵ… Nguy hiểm hơn, THA có thể đem đến những biến chứng gây đe doạ đến tính mạng mẹ và bé. Các loại THA thai kì được chia làm 3 loại, bao gồm:

THA mạn tính

THA mạn tính được chẩn đoán khi tình trạng THA ở mẹ xảy ra trước khi sinh hay trước khi bắt đầu tuần mang thai thứ 20. THA mạn tính dẫn đến tình trạng mẹ bị HA cao ngay cả sau khi sinh. Các biến chứng của THA mạn tính bao gồm: tiền sản giật kép, bong nhau thai, thai nhi chậm phát triển, sinh non,…

THA thai kỳ

Là tình trạng THA xảy ra từ sau tuần thai thứ 20 và thường biến mất sau khi sinh. THA thai kỳ thường không đáng lo ngại, tuy nhiên một số trường hợp có thể dẫn đến tiền sản giật, THA nặng (>= 170/110 mmHg).

Mặc dù hiếm, nhưng u tế bào ưa Crôm có thể xảy ra sớm trong thời gian mang thai, gây tử vong. Mẹ nên tiến hành xét nghiệm nếu phát hiện các biểu hiện của u tế bào ưa Crôm. Các biểu hiện này thường là đau đầu dữ dội, vã mồ hôi, buồn nôn, sút cân, run rẩy…

Tiền sản giật, sản giật và tiền sản giật ghép

Tiền sản giật (TSG) thường xảy ra ở gian đoạn tam cá nguyệt 3 (từ tuần 28 đến tuần 42 của thai kỳ). Mẹ có thể sẽ phải đối mặt với TSG cả trong khi mang thai lẫn sau khi sinh. TSG và sản giật gây nên những hậu quả khôn lường cho mẹ và thai nhi, thậm chí có thể gây tử vong. Các triệu chứng của TSG bao gồm:

Nước tiểu vàng đục chứng tỏ xuất hiện protein niệu – dấu hiệu của tiền sản giật

Đối tượng có nguy cơ mắc tăng huyết áp thai kỳ

Phụ nữ mang thai dễ dàng bị THA khi có những yếu tố sau:

Các yếu tố có nguy cơ gây THA thai kỳ và TSG bao gồm:

Theo chuyên gia, phụ nữ mắc bệnh hen suyễn, tim, viêm gan,… thì không nên mang thai. Tuy nhiên phụ nữ bị chứng THA vẫn có thể mang thai. Mẹ bị THA khi mang thai cần được tư vấn trước sinh và được theo dõi điều trị bằng thuốc để tránh gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Hậu quả của tăng huyết áp

Hậu quả với mẹ

Ngoài các bệnh và máu và tim mạch, THA có thể đem đến cho mẹ bầu những nguy cơ như:

Hậu quả với bé

HA cao có thể làm tăng nguy cơ sinh non làm cho kích thước thai nhi nhỏ hơn trung bình hoặc tử vong.

HA cũng làm ảnh hưởng đến cách mạch máu của mẹ. Điều này gây cản trở cho quá trình truyền chất dinh dưỡng từ mẹ cho bé, bé sinh ra có thể bị nhẹ cân.

Sinh non do huyết áp cao có thể gây ra sự phát triển không đầy đủ ở bé. Chúng có thể bao gồm khó thở do phổi chưa được phát triển đầy đủ.

Tập thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên để đảm bảo sự an toàn cho cả thai phụ và thai nhi

Lưu ý phòng tránh tăng huyết áp cho mẹ

Để phòng tránh nguy cơ THA, mẹ cần phải có một chế độ ăn uống, hoạt động và nghỉ ngơi đều đặn. Một số cách để giảm nguy cơ mắc bệnh HA cao cho các mẹ bầu:

Đối với các thai phụ mắc phải các yếu tố như di truyền, tiền sử mang thai,.. thì THA khi mang thai là điều không thể tránh được. Mẹ chỉ có thể kiểm soát tình trạng huyết áp bằng những loại thuốc đặc hiệu dùng cho thai phụ và phải có sự theo dõi thường xuyên của bác sĩ.

Ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước và tích cực hoạt động để phòng tránh nguy cơ THA khi mang thai

Xem thêm bài viết:

Biến chứng thai kỳ – huyết khối tĩnh mạch sâu

Nguồn tham khảo: tổng hợp

Đừng quên ghé MedPlus.vn mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version