Site icon Medplus.vn

Biotin (vitamin H) là gì? 7 công dụng tuyệt vời đối với cơ thể.

Bitotin (vitamin H) là gì? 7 công dụng đối với cơ thể.

Bitotin (vitamin H) là gì? 7 công dụng đối với cơ thể.

Biotin là gì?

Biotin (hay còn được gọi là vitamin H) là một phần của nhóm vitamin B phức tạp. Các loại vitamin B này giúp cơ thể chuyển đổi chất bột đường (carbohydrate) thành glucose, cung cấp năng lượng cho các hoạt động. Chúng cũng giúp cơ thể chuyển hóa chất béo và protein.

Cơ thể chúng ta cần biotin để chuyển hóa carbohydrate, chất béo, các axit amin và protein. Biotin thường được khuyên dùng để tăng cường sức khỏe tóc và móng. Chúng được tìm thấy trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm dành cho tóc và da.

Giống như tất cả các vitamin B, biotin là một chất hòa tan trong nước. Điều này có nghĩa là cơ thể không lưu trữ nó. Tuy nhiên, vi khuẩn trong ruột có thể tạo ra biotin. Nó cũng có sẵn với số lượng nhỏ một số loại thực phẩm. Vitamin H cũng rất quan trọng đối với sự phát triển phôi thai bình thường. Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ.

Công thức hóa học của bitotin

7 tác dụng tuyệt vời của biotin đối với cơ thể.

1. Điều chỉnh chế độ trao đổi chất.

Việc tiêu thụ thường xuyên biotin có thể giúp điều chỉnh và cải thiện mức độ trao đổi chất trong cơ thể. Nó sử dụng chất béo, protein và carbohydrate có sẵn và chuyển đổi chúng thành dạng năng lượng cần thiết. Các chất chống oxy hóa khác nhau có sẵn trong biotin loại bỏ các độc tố khỏi cơ thể và do đó giúp cải thiện quá trình trao đổi chất.

Để tăng cường lợi ích của biotin cho quá trình trao đổi chất, bạn có thể bổ sung thông qua các thực phẩm chức năng nhưng chỉ khi có khuyến nghị từ các chuyên gia sức khỏe.

2. Thúc Đẩy Chức Năng Não.

Nguồn vitamin H cũng cần thiết cho hoạt động hiệu quả của não. Não cần biotin cho sự hình thành vỏ myelin, một trong những chất béo cần thiết để bảo vệ não khỏi nhiều vấn đề khác nhau. Nó cũng cần thiết trong việc điều chỉnh hoạt động của não.

Bổ sung viên uống biotin giúp ngăn ngừa rối loạn não bằng cách mở các khối tắc trong não và điều chỉnh lưu thông máu. Cũng vì thế các chuyên gia y tế khuyến nghị nên ngăn ngừa sự thiếu hụt biotin.

3. Tăng miễn dịch cho cơ thể.

Biotin cần thiết cho việc tạo ra các tế bào bạch cầu có lợi để tăng cường sự miễn dịch của cơ thể. Sự thiếu hụt nồng độ biotin liên quan đến nhiều vấn đề về hệ thống miễn dịch khác nhau.

Để cải thiện và giảm nguy cơ liên quan đến sự suy giảm hệ thống miễn dịch, chúng ta có thể dùng thực phẩm giàu vitamin H với số lượng hợp lý. Bên cạnh đó, chỉ nên đảm bảo sử dụng biotin theo nhu cầu cơ thể của bạn.

4. Giảm lượng đường trong máu và kiểm soát bệnh tiểu đường.

Biotin giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng sản xuất insulin trong cơ thể và tăng cường lượng glucose trong cơ thể. Chúng được biết là khá hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin H.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên bổ sung đủ lượng thực phẩm biotin để tránh phải đối mặt với các tác dụng phụ của vitamin B7.

5. Điều trị bệnh đa xơ cứng.

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh tự miễn. Bệnh nhân mắc MS có lớp vỏ bảo vệ của các sợi thần kinh trong não, tủy sống và mắt bị tổn thương hoặc bị phá hủy. Lớp vỏ bảo vệ này được gọi là myelin và biotin được cho là một yếu tố quan trọng trong việc sản xuất myelin.

Ngoài ra, với đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn, vitamin H có tác dụng trong việc chống lại các vấn đề xơ cứng trong cơ thể.

Một nghiên cứu ở 23 người bị bênh đa sơ cứng đã được cho sử dụng biotin với liều cao. Hơn 90% người tham gia đã có một số mức độ cải thiện lâm sàng. Liều biotin cao hứa hẹn điều trị bệnh đa xơ cứng, một căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương.

6. Biotin tốt cho quá trình mang thai và cho con bú.

Biotin rất quan trọng trong khi mang thai và cho con bú – giai đoạn có nhu cầu tăng lượng tiêu thụ loại vitamin này.

Trên thực tế, người ta ước tính rằng có tới 50% phụ nữ mang thai có thể bị thiếu hụt biotin nhẹ. Điều này có thể bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe của họ một chút, nhưng không đủ nghiêm trọng để gây ra các triệu chứng đáng chú ý.

Nguyên nhân của sự thiếu hụt được cho là do sự phân hủy biotin nhanh hơn trong cơ thể khi mang thai. Nghiêm trọng hơn, sự thiếu hụt biotin khi mang thai có thể gây ra dị tật bẩm sinh.

Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bổ sung trong quá trình mang thai và cho con bú.

Bổ sung vitamin H rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

7. Các vấn đề về tóc và móng.

Biotin còn được gọi là vitamin H. “H” xuất phát từ các từ tiếng Đức cho tóc và da, “Haar” und “Haut.”

Một số nghiên cứu cho rằng việc bổ sung 2,5 miligam biotin trong 6 tháng có thể làm tăng sức mạnh móng tay và giảm xu hướng móng giòn dễ gãy (20 phần trăm dân số thế giới mắc tình trạng này).

Một nghiên cứu khác trên 35 người có móng giòn cho thấy: sử dụng 2,5 mg biotin mỗi ngày trong 1,5 đến 7 tháng cải thiện tình trạng gãy móng ở 67% người tham gia.

Biotin được sử dụng trong các sản phẩm dành cho tóc như một phương pháp điều trị rụng tóc, giúp tóc khỏe và bóng mượt hơn. Nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề khác như gàu, ngứa da đầu,…  có rất ít bằng chứng để tác dụng này. Tuy nhiên, sự thiếu hụt biotin gây rụng tóc, điều này cho thấy chúng rất quan trọng đối với tóc.

Những người bị thiếu hụt biotin nên dùng 30 đến 100 microgam (mcg) mỗi ngày. Trẻ sơ sinh sẽ cần một liều nhỏ hơn từ 10 đến 30 mcg.

Nguồn thực phẩm dinh dưỡng giàu biotin.

Biotin được coi là khá cần thiết cho sự tăng trưởng khỏe mạnh của toàn bộ cơ thể. Để có được lợi ích tối đa chúng ta nên tiêu thụ thực phẩm dinh dưỡng giàu biotin từ các nguồn tự nhiên.

Thực phẩm giàu viamin H .

Việc thiếu hụt Biotin dẫn đến hậu quả như thế nào?

Sự thiếu hụt có thể dẫn đến:

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Cần bao nhiêu lượng biotin hằng ngày?

Nhi khoa

Người lớn

Một số lưu ý:

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy biotin tương tác với bất kỳ loại thuốc nào, nhưng có một số loại thuốc có thể làm giảm mức độ biotin. Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào sau đây bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng.

Kháng sinh:Sử dụng kháng sinh lâu dài có thể làm giảm nồng độ biotin bằng cách tiêu diệt vi khuẩn trong ruột sản xuất biotin.

Thuốc chống động kinh: Dùng thuốc chống động kinh hoặc thuốc chống co giật trong một thời gian dài có thể làm giảm nồng độ biotin trong cơ thể. Axit Valproic có thể gây thiếu hụt biotinidase. Thuốc chống co giật bao gồm:

Tham khảo thêm:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/219718.php

https://www.medicalnewstoday.com/articles/318724.php

https://www.healthline.com/health/the-benefits-of-biotin#takeaway

Exit mobile version