Site icon Medplus.vn

Bụng Báng | Cách Dùng Và Các Món Ăn Chữa Bệnh Từ Dược Liệu

Bụng báng hay còn gọi là cây đác, búng báng,… có tác dụng làm mạnh sức, bổ ích và nhẹ mình, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, trị cảm sốt, kích thích tiêu hóa,… Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu bụng báng nào hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Bụng Báng | Cách Dùng Và Các Món Ăn Chữa Bệnh Từ Dược Liệu

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Đác, Búng báng, Bụng báng, Dừa núi, Đào rừng, Quang lang

Tên khoa học: Arenga saccharifera Labill

Họ: Cau (danh pháp khoa học: Arecaceae)

Đặc điểm dược liệu

Cây bụng báng cao khoảng 7-10m, hay hơn, đường kính tới 40-50cm. Thân có nhiều bẹ, gốc cuống lá tàn lụi đầy đông đặc.

Lá bụng báng mọc vòng quanh thân và tập trung ở phía ngọn, toả rộng ra chung quanh; lá kép lông chim, dài 3-5m có nhiều lá chét xếp hai bên cuống lá; mỗi lá chét dài 0,8-1,2m, rộng 4-5,5cm, mặt trên màu lục, mặt dưới trắng như phấn, gốc lá chét rộng kéo dài thành đai ôm lấy cuống lá. Cụm hoa hình bông mo to, dài 0,9-1,2m, chia nhiều nhánh cong xuống. Hoa đực hình nón có 70-80 nhị; hoa cái có 3 lá đài tồn tại ở quả.

Quả bụng báng hình cầu dài 3,5-5cm, màu vàng nâu nhạt, trong có 3 hạt, hơi 3 cạnh, màu ám nâu, quả tiết chất, nước gây ngứa do có nhiều tinh thể oxalat calcium hình kim rất nhỏ.

Ra hoa bụng báng vào mùa hè.

Bộ phận dùng

Quả, thân và rễ bụng báng

Thu hái và chế biến

Khi cây bụng báng bắt đầu ra hoa thì chặt ngả cây để lấy bột trong ruột (bột có màu nâu hồng nhạt). Sau đó đem giã nhỏ rồi lọc lấy tinh bột rồi phơi/ sấy khô để dùng dần. Trung bình 1 cây báng có thể cho đến 20 – 100kg tinh bột.

Ngoài ra người ta còn thu hoạch nước tiết ra từ cây đác. Thu hoạch nước này bằng cách chặt bông mo hoa đực và cái, nước ngọt sẽ chảy ra. Đem nước này thêm men rồi ngâm thành rượu hoặc cô đặc để làm đường.

Hạt của cây bụng báng chứa chất gây ngứa nên thường được đốt cháy để lấy hạt bên trong. Hạt đác có vị ngọt, mát, giòn nên thường được dùng để nấu chè hoặc chế biến thành các món có tác dụng thanh nhiệt. Nõn cây bóc bỏ lớp vỏ cứng có thể đem thái mỏng rồi luộc bỏ lấy nước, dùng xào ăn hoặc sử dụng để nấu canh.

Phân bố

Báng phân bố ở Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, các nước Ðông Dương, Malaixia, Philippin, Inđônêxia, mọc nhiều ở chân núi ẩm. Trong thung lũng núi đá vôi miền trung du, trong rừng thứ sinh ít cây gỗ lớn ở hầu khắp các vùng đồi núi của nước ta.

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Cây báng chứa một số thành phần hóa học như tinh bột, đường sacaroza, nước 14.8%, cellulose 7.6%, protid 2.6%, khoáng toàn phần 2.5%, dẫn xuất không protein 74.1%,…

Tính vị

Bột báng có vị ngọt, tính bình.

Quả báng có vị đắng, tính bình.

Hạt có vị ngọt nhẹ, tính mát.

Quy kinh

Chưa tìm thấy tài liệu ghi nhận

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Thường được sử dụng ở dạng sắc uống hoặc chế biến thành món ăn dinh dưỡng. Liều dùng trung bình: 30 – 50g/ ngày.

3. Một số món ăn bồi bổ sức khỏe hạt của cây bụng báng

Hạt đác rim giúp giải khát và thanh nhiệt

Sữa chua hạt đác giúp hỗ trợ tiêu hóa và kiểm soát cân nặng

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây  bụng báng cần lưu ý: Hạt đác và hạt thốt nốt có hình dạng khá giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn.

Bụng Báng | Cách Dùng Và Các Món Ăn Chữa Bệnh Từ Dược Liệu

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version