Site icon Medplus.vn

Cách ăn uống tốt cho tim: 8 bước cho một trái tim khỏe mạnh

Ăn chay tốt cho sức khỏe nếu biết xây dựng khẩu phần ăn khoa học

Ăn chay tốt cho sức khỏe nếu biết xây dựng khẩu phần ăn khoa học

Tim là một bộ phận rất quan trọng trong cơ thể. Nó thể hiện sự sống trong mỗi nhịp đập. Ngày nay với sự tiến bộ của y học, ta được hưởng lợi từ việc có nhiều cách để bảo vệ trái tim. Nhưng cách mà Medplus quan tâm nhất đó là Cách ăn uống tốt cho tim: 8 bước cho một trái tim khỏe mạnh.

Cách ăn uống tốt cho tim: 8 bước cho một trái tim khỏe mạnh

1. Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

Bạn ăn bao nhiêu không quan trọng bằng việc bạn đã ăn các thực phẩm nào. Nếu bạn ăn không ngon miệng việc nhồi nhét thật sự ám ảnh. Nếu bạn ăn không kiểm soát bạn có thể đối mặt với nhiều nguy cơ gây hại cho cơ thể. Tốt nhất, bạn nên chọn cho mình những thực phẩm ít năng lượng, giàu dưỡng chất, lại dễ ăn. Chẳng hạn như trái cây, rau tươi. Bạn nên hạn chế dùng thức ăn chứa hàm lượng calo cao, giàu natri, như thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh. Chiến lược này có thể giúp bạn có thể nâng cao sức khỏe cho bạn, hướng đến việc có cách ăn uống tốt cho tim.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên theo dõi lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Bạn cũng cần gặp chuyên gia tim mạch để học cách ăn uống tốt cho tim theo thể trạng của bản thân. Sau đó bạn làm theo hướng dẫn để có chế độ ăn uống phù hợp. Bạn nên dùng cốc đo lường, thìa, bát hoặc cân đến khi bạn tin vào khả năng ước lượng của mình.

2. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây tốt cho tim mạch

Rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc điểm nổi trội của chúng là ít năng lượng và giàu chất xơ. Ngoài ra chúng còn có chứa các chất có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Ăn nhiều trái cây và rau quả khiến bạn no nhanh hơn. Vì vậy bạn ăn thịt, phô mai và đồ ăn nhanh ít hơn. Những thực phẩm này vốn có hại cho sức khỏe nên càng hạn chế bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.

Hơn nữa, rau quả đều vô cùng dễ ăn. Bạn có thể rửa rau quả sạch sẽ, để ráo, cất trong tủ lạnh và ăn dần. Để ăn chúng nhiều hơn, bạn nên chọn các món ăn mà chúng là nguyên liệu chính. Ví dụ bạn có thể ăn rau xào, trái cây tươi trộn vào món salad, bì bún, bánh tráng,…

Những sản phẩm từ rau và trái cây bạn nên ăn:

  • Trái cây và rau tươi, sạch.
  • Rau đóng hộp ít natri,
  • Trái cây đóng hộp,
  • Nước ép rau, trái cây,
  • Sinh tố trái cây,
  • Sữa chua trái cây.

Những loại rau và trái cây bạn không nên ăn:

  • Rau kèm sốt béo,
  • Rau chiên giòn,
  • Trái cây đóng hộp kèm sirô đường,
  • Trái cây đông lạnh có bỏ thêm đường.
  • Trái cây quá ngọt.

3. Chọn ngũ cốc nguyên hạt

Dùng ngũ cốc nguyên hạt là một cách ăn uống tốt cho tim mạch

Ngũ cốc nguyên hạt là nguồn chất xơ tốt và có chứa nhiều dưỡng chất khác. Chúng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp và bảo vệ tim. Bạn có thể tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt theo các bài học về cách ăn uống tốt cho tim mà chuyên gia hướng dẫn. Bạn không dùng các sản phẩm ngũ cốc đã được chế biến sẵn. Bởi chúng có pha thêm bột và đường. Những chất này có thể làm tăng đường huyết và gây hại cho sức khỏe.

Các loại ngũ cốc bạn nên ăn:

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt,
  • Các sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt (mì, bánh mì, sữa,…)
  • Ngũ cốc giàu chất xơ (có hơn 5g xơ trong mỗi phần ăn),
  • Các sản phẩm làm từ yến mạch (bột, cháo, sữa,…)

Các sản phẩm từ ngũ cốc bạn nên hạn chế sử dụng:

  • Bột mì tinh chế,
  • Bánh mì trắng,
  • Bánh quế,
  • Bánh Muffins,
  • Bánh vòng,
  • Bánh mì bắp,
  • Bánh bông lan,
  • Bánh quy,
  • Mì trứng gà,
  • Bắp rang bơ,
  • Bánh cracker.

4. Hạn chế sử dụng các chất béo không lành mạnh

Để giảm nồng độ cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, bạn nên hạn chế sử dụng chất béo bão hòa và chuyển hóa. Nồng độ cholesterol trong máu cao gây tích tụ các mảng bám trong động mạch, lâu ngày dẫn đến bệnh xơ vữa động mạch. Bệnh này có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị về lượng chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày:

  • Chất béo bão hoà không vượt quá 5 % – 6 % tổng lượng calo hàng ngày của bạn, hoặc bạn cần nhiều năng lượng hơn nó cũng không vượt quá 11 – 13 g.
  • Bạn nên ngưng ăn các thực phẩm có chất béo chuyển hóa.

Khi ăn thịt bạn nên chọn thịt nạc hoặc cắt bỏ bớt lượng mỡ trong thịt. Khi nấu ăn, nên giảm lượng bơ, margarine và dầu ăn. Bạn hãy chọn các chất béo không bão hòa đơn như dầu ô liu hoặc dầu hạt cải để nấu ăn. Ngoài ra chhất béo không bão hòa đa trong một số loại cá, bơ và các loại hạt cũng là những lựa chọn tốt cho sức khỏe của tim.

Bạn cũng nên kiểm tra thành phần dưỡng chất của một số loại bánh quy, bánh ngọt và khoai tây chiên trwuocs khi dùng. Vì một trong số chúng có thể được làm bằng các loại dầu có chứa chất béo chuyển hóa. Nếu trên nhãn công thức năng lượng có ghi “hydro hóa một phần” thì món đó có chứa chất béo chuyển hóa.

Một số chất béo bạn nên sử dụng:

  • Dầu ô – liu,
  • Dầu hạt cải,
  • Dầu hướng dương,
  • Dầu gạo,
  • Margarine không béo chuyển đổi,
  • Trái bơ.

Một số chất béo bạn nên hạn chế:

  • Bơ sữa,
  • Mỡ heo,
  • Nội tạng động vật,
  • Nước sốt thịt,
  • Sốt kem,
  • Bơ cacao,
  • Dầu cọ, dầu dừa.

5. Chọn nguồn đạm ít béo

Một số thực phẩm cung cấp nguồn protein ít béo tốt cho bạn:

  • thịt nạc,
  • thịt gia cầm,
  • sữa tách kem,
  • ức gà không da,
  • cá giàu axit béo omega-3 (cá hồi, cá thu và cá trích). Chúng làm giảm triglyceride trong máu.
  • hạt lanh,
  • quả óc chó,
  • đậu nành,
  • dầu hạt cải,
  • Các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu lăng). Chúng chứa nguồn protein phong phú, ít chất béo và không có cholesterol.

Ngoài ra, bạn nên hạn chế dùng đạm động vật để giảm lượng chất béo, cholesterol. Bạn nên ăn nhiều rau quả để tăng lượng chất xơ, làm sạch mạch máu và giải độc cho cơ thể.

6. Giảm lượng muối trong thức ăn

Giảm lượng muối khi nấu ăn

Ăn quá mặn có thể dẫn đến bệnh huyết áp cao, tăng nguy cơ mắc bệnh tim và thận. Để thực hiện cách ăn uống tốt cho tim, bạn cần giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị rằng những người trưởng thành khỏe mạnh có thể sử dụng không quá 2.300 mg muối/ ngày (khoảng một muỗng cà phê muối). Tuy nhiên, mức lý tưởng nhất là dưới 1.500 mg muối/ ngày.

Các thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn như súp, đồ nướng, đồ đông lạnh, mì ăn liền,… chứa rất nhiều muối. Vì vậy, bạn nên ăn những thực phẩm tươi và tốt nhất nên tự nấu để ăn đúng lượng muối. Tuy nhiên, bạn cũng xem xét các thực phẩm có hàm lượng natri thấp bởi chúng đã được thêm muối biển thay vì muối ăn thông thường.

Thực phẩm ít muối:

  • Gia vị không chứa muối hoặc giảm muối,
  • Rau thơm,
  • Thức ăn chế biến sẵn ít muối.

Thực phẩm nhiều muối:

  • Muối ăn,
  • Thức ăn đã chế biến,
  • Tương cà,
  • Các gói gia vị.

7. Lập thực đơn hàng ngày

Để có một cách ăn uống tốt cho tim, bạn nên lên kế hoạch mỗi ngày. Trước hết bạn xác định món nào cần có và hạn chế trong thực đơn bảo vệ tim. Bạn hãy xây dựng thực đơn hàng ngày bằng các lời khuyên được nêu. Bạn hãy xếp rau, trái cây và ngũ cốc lên hàng đầu cho mỗi bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ. Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm mặn. Và bạn nên xếp các thực phẩm có nguồn protein và chất béo lành mạnh lên hàng ưu tiên. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên thay đổi thực đơn cho các bữa ăn để thêm phần đa dạng và ngon miệng hơn.

8. Đừng quá khắt khe với bản thân

Đôi khi, bạn hãy cho phép mình được ăn thoải mái. Một thanh kẹo hay một ít khoai tây chiên không thể làm hỏng chế độ ăn uống lành mạnh của bạn. Nhưng đừng để nó biến thành cái cớ khiến kế hoạch thất bại.

Bạn hãy ăn thực phẩm lành mạnh hàng ngày, hạn chế những thực phẩm không tốt cho tim mạch. Bạn hãy thực hiện tám lời khuyên. Bạn sẽ cảm thấy rằng việc cách ăn uống tốt cho tim rất đơn giản mà lại thú vị. Cuối cùng, Medplus khuyên bạn nên gặp các chuyên gia dinh dưỡng tim mạch ngay để có chế độ ăn uống lành mạnh

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version