Site icon Medplus.vn

Cách cấp cứu cho người thân khi bị Ngừng Tim Đột Ngột bạn nên biết

Ngừng tim đột ngột là gì?

Ngừng tim đột ngột (Sudden cardiac arrest – SCA) là tình huống mất chức năng tim xuất phát từ các bệnh tim mạch. Như bệnh mạch vành, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim.

Bệnh nhân đột nhiên ngã quỵ, tim ngừng đập, máu ngừng tưới cho não và các cơ quan trong cơ thể. Kết quả chỉ trong 2 giây, bệnh nhân ngừng thở và không bắt được mạch – đó là cơn ngừng tim đột ngột.

Ngừng tim đột ngột xảy ra khi tim ngừng đập và quá trình tuần hoàn máu bình thường đến não và đi các cơ quan trong cơ thể bị dừng lại. Khi hệ thống điện của tim bị sự cố, có thể gây loạn nhịp, hoặc nhịp tim đập không bình thường. Khiến nạn nhân lâm vào tình huống đặc biệt nguy hiểm.

Cấp cứu ngừng tim cần thực hiện sớm, tại chỗ. Vì chỉ sau khoảng 4 phút ngừng tuần hoàn não sẽ xuất hiện những tổn thương không hồi phục. Lúc đó các biện pháp cấp cứu thường sẽ không mang lại kết quả.

Nguyên nhân gây ngừng tim đột ngột

Như đã nói ở trên, ngừng tim đột ngột là sự mất chức năng tim xuất phát từ những bệnh tim mạch bao gồm:

Bệnh cơ tim

Là một tình trạng trong đó cơ tim trở nên dày hoặc to ra bất thường. Cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu trong một thời gian dài khiến nó có thể ngừng bơm máu.

Suy tim

Là tim không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan và mô. Việc giảm lượng máu bơm vào tim dẫn đến không đủ để lưu thông máu trở lại tim từ phổi và các bộ phận khác của cơ thể. 

Bệnh động mạch vành

Máu được cung cấp cho cơ tim thông qua hệ thống động mạch vành. Bệnh động mạch vành xuất hiện khi một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp hay bị tắc. Dẫn đến mạch vành không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ tim. 

Hội chứng Brugada

Một chứng rối loạn nhịp tim hiếm gặp được đặc trưng bởi sự gián đoạn, ảnh hưởng đến hệ thống điện tim. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất của hội chứng Brugada là nhịp tim không đều. Thường chỉ được phát hiện thông qua điện tâm đồ. Nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột.

Hội chứng Marfan

Đây là một rối loạn mang tính di truyền ảnh hưởng đến các mô liên kết được tìm thấy trên khắp cơ thể như tim và mạch máu, mắt, hệ thống xương… Các mô liên kết bị mất tính đàn hồi và trở nên yếu, khiến van tim yếu, phì đại động mạch chủ, tăng nhãn áp, tràn khí màng phổi, dị tật xương… 

Bệnh tim bẩm sinh

Nếu người mẹ mắc bệnh đái tháo đường trong khi mang thai hoặc dùng một số thuốc trong thời kỳ mang thai, thì đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh cao hơn.

Đau tim

Nếu một bệnh nhân đã bị đau tim trước đó thì dễ bị ngưng tim hơn. Sáu tháng đầu tiên sau cơn đau tim là rất quan trọng, vì đây là khoảng thời gian dễ bị ngừng tim đột ngột nhất.

Bất thường ở mạch máu

Ở những người trẻ tuổi, những bất thường về mạch máu ở động mạch và động mạch chủ có thể xuất hiện. Trong hoạt động thể dục cường độ cao, adrenaline được giải phóng, gây ra tình trạng ngừng tim đột ngột khi có những bất thường.

Bệnh van tim

Nếu một hoặc nhiều van tim bị hư hỏng, nó có thể làm gián đoạn dòng máu chảy qua tim. Điều này có thể làm cho máu được bơm mạnh hơn để ép máu đi qua các động mạch. Nếu van tim không đóng đúng cách, nó sẽ để máu rò rỉ ngược trở lại, gây ra ngưng tim đột ngột.

Các loại thuốc điều trị bệnh tim

Một số loại thuốc gây ra sự thay đổi đáng kể về lượng magie và kali trong máu, có thể đe dọa tính mạng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể làm tăng nguy cơ làm tim ngừng đột ngột.

Dấu hiệu của ngừng tim đột ngột

Các dấu hiệu của ngừng tim đột ngột bao gồm:

Nạn nhân nằm bất động, lay hỏi cũng không đáp ứng, khuôn mặt tím tái, ngưng thở. Không nghe được tiếng tim, sờ động mạch cảnh, động mạch bẹn, động mạch cánh tay không nghe tiếng đập.

Cấp cứu cho người ngừng tim đột ngột như nào? 

Trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở đột ngột, trong điều kiện nhanh nhất có thể cần cung cấp được máu cùng với oxy đến cho tế bào não. Nhất là trong vòng 5 phút đầu kể từ lúc ngừng tim. Nên gọi cấp cứu ngay, trong khi chờ cấp cứu nên tiến hành thủ thuật hồi sức tim phổi (CPR). CPR là sự kết hợp của các thủ thuật ấn ngực và hô hấp nhân tạo bằng miệng.

Quy trình ép tim lồng ngực bằng thủ thuật ấn ngực

Các bước ép tim trong lồng ngực được tiến hành như sau:

Quy trình hô hấp nhân tạo –  thổi ngạt

Cùng với việc ép tim trong lồng ngực, người thực hiện cấp cứu cho nạn nhân cũng cần khai thông đường thở và thổi ngạt cho nạn nhân:

Khi nào cần gặp bác sĩ

Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về trường hợp ngừng tim đột ngột. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm. Cũng như biết phương cách cấp cứu cho những người xung quanh. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.

Các bài viết liên quan

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version