Site icon Medplus.vn

Cách làm bánh khọt chuẩn vị miền Tây đãi cả nhà

Bánh khọt thơm ngon

Bánh khọt thơm ngon

Bánh khọt là đặc sản nổi tiếng của miền Tây sông nước. Bánh có lớp vỏ giòn giòn, nhân tôm đậm đà và đậu xanh bùi bùi, cuốn với rau sống chấm kèm nước mắm chua ngọt thì ngon hết biết. Vào những ngày se se lạnh, thèm ăn bánh khọt nhưng lười ra ngoài bạn có thể làm ngay tại nhà với công thức mà Medplus chia sẻ dưới đây.

Bí quyết cho món bánh khọt ngon chuẩn vị

Cách chọn mua nguyên liệu

Nếu chân trong suốt, dính chặt vào thân thì chứng tỏ tôm còn tươi. Ngược lại, nếu phần chân tôm đã chuyển sang màu thâm đen, lỏng lẻo thì đây chính là tôm ươn. Khác với những con tôm đông lạnh, bơm hóa chất hoặc bị ươn do để lâu ngày, thì tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc. Tuy nhiên, tôm không to và dày thịt khác thường.

Mẹo cho món bánh khọt thêm ngon

Những lưu ý về món bánh khọt

Cách thưởng thức bánh khọt

Bánh khọt nên ăn thế nào?

Bánh khọt đi kèm với rau sống và nước chấm. Bạn cũng có thể thưởng thức bánh bằng cách cuốn với bánh tráng hoặc ăn trực tiếp với rau tùy vào sở thích của mình.

Những ai không nên ăn tôm?

Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Tốt nhất, bạn nên ăn tôm khi cơn ho đã dứt hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Không chỉ ăn tôm mà các hải sản khác có mùi tanh như cá, mực cũng sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản.

Tôm kỵ gì?

Khi ăn chung với cà chua sẽ sinh ra 1 hợp chất (thạch tín), rất có hại cho sức khỏe. Nhẹ thì dị ứng ngộ độc, nặng thì mất mạng.

Táo đỏ rất giàu vitamin, nếu ăn cùng tôm sẽ làm cho vitamin chứa trong táo kết hợp với chất oxit asen có chứa trong thịt tôm  tạo thành chất trioxit asen khiến cơ thể suy nhược, gây dị ứng, ngộ độc, nếu số lượng quá lớn có thể đe dọa tính mạng.

Trong đậu nành rất nhiều protein, nó có công dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Tuy nhiên, không nên kết hợp với tôm kẻo sinh ra khó tiêu hoặc gặp vấn đề về dạ dày.

Bí đỏ có tính hàn, vị ngọt, có công dụng điều trị hen suyễn, giải nhiệt và tiêu đờm hiệu quả. Tôm có vị ngọt, tính ấm, có các công dụng như bổ thận trạng dương, chống ung thư… Nhưng nếu các mẹ kết hợp hai loại thực phẩm có đặc tính này với nhau, sẽ dẫn tới bị bệnh kiết lỵ.

Nước ép hoa quả có chứa hàm lượng vitamin C rất cao. Ví thế, nếu kết hợp với tôm có thể dẫn tới hiện tượng ngộ độc vitamin C hoặc tiêu chảy.

Từng chiếc bánh khọt bé xinh với nhân đậm đà sẽ giúp nhà bạn có được bữa ăn ngon miệng và ấm cúng hơn. Và đừng quên ghé Medplus thường xuyên để bỏ túi thêm nhiều tips nấu ăn hay ho nhé!

Xem thêm công thức nấu ăn về tôm:

Nguồn: Tổng hợp

 

 

 

Cách làm bánh bánh khọt chuẩn vị miền Tây đãi cả nhà

Serves: 3 người
Level: 2

Ingredients

  • Bột gạo 300 gr
  • Trứng gà 2 quả
  • Tôm tươi 200 gr
  • Nước cốt dừa 300 ml
  • Cơm mẻ 1 chén
  • Bột nghệ 1/2 muỗng cà phê
  • Đậu xanh không vỏ 100 gr
  • Hành lá 2 cây
  • Hạt nêm 1/2 muỗng cà phê
  • Dầu ăn 2 muỗng canh

Instructions

Sơ chế nguyên liệu
  • Đậu xanh hấp chín.
  • Hành lá cắt nhỏ.
Cách chế biến
  • Pha 300g bột gạo, 300ml nước cốt dừa, 350ml nước với nhau, khuấy tan. Có thể lược qua rây cho mịn. Pha cơm xay nhuyễn vào.
  • Khuấy đều. Cho chén cơm mẻ, 1/2 muỗng cà phê bột nghệ, 1/2 muỗng cà phê hạt nêm vào, khuấy lên.
  • Đánh tan trứng rồi cho vào hỗn hợp bột gạo ở trên. Tiếp theo, cho thêm hành lá cắt nhỏ vô, khuấy lên.
  • Đặt chảo bánh khọt lên bếp, chờ chảo nóng, quét dầu vào khuôn. Cho bột vào khuôn bánh, cho tôm tươi, đậu xanh vào. Đậy nắp, để lửa vừa cho đến khi bánh chín. Dùng hai chiếc muỗng lách bánh ra khỏi khuôn. Bánh chín là bánh dễ dàng được lấy ra khỏi khuôn.
Cách làm bánh khọt

 

Exit mobile version