Site icon Medplus.vn

Cách làm lẩu tôm Thái cho cả nhà cùng quây quần ngày cuối tuần

Lẩu tôm Thái thơm ngon

Lẩu tôm Thái thơm ngon

Cuối tuần hãy tẩm bổ cho gia đình bạn sau những ngày làm việc hay học tập vất vả bằng nồi lẩu tôm Thái chua chua cay cay. Với thịt tôm khi cắn vào vừa dai vừa ngọt cùng với hương thơm dịu nhẹ của sả  và gừng, nước lẩu lại đậm đà chắc chắn sẽ khiến cả nhà phải trầm trồ đấy. Nhưng cách nấu như nào để ai cũng thực hiện được thì mời chị em cùng tham khảo ngay công thức sau đây của Medplus nhé!

Bí quyết cho món lẩu tôm Thái ngon chuẩn vị

Cách chọn mua nguyên liệu

Mẹo cho món lẩu tôm Thái thêm ngon

Những lưu ý về món lẩu tôm Thái

Lưu ý về lẩu tôm Thái

Thưởng thức lẩu tôm Thái thế nào?

Lẩu tôm Thái bày ra với nhiều loại rau, ăn kèm bún hay cơm đều ngon.

Ai không nên ăn tôm để tránh mang họa vào người

Người đang bị hen suyễn

Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.

Người đang có triệu chứng viêm

Trong tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.

Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp

Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.

Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp

Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Tôm không nên kết hợp với những thực phẩm này

Thịt tôm chứa các hợp chất arsenic pentavalent nồng độ cao, bản thân nó vô hại với cơ thể con người. Nhưng nếu được sử dụng với nhiều vitamin C thì asen pentavalent sẽ bị khử thành esen trioxide, thường được gọi là asen, dẫn đến ngộ độc asen cấp tính.

Thịt tôm chứa nhiều protein, canxi, phốt pho và các chất dinh dưỡng khác. Nếu ăn tôm cùng với thực phẩm chứa axit tannic cao thì làm giảm thành phần dinh dưỡng của tôm. Thêm vào đó, canxi và axit tannic sản xuất ra một chất không dễ tiêu hóa, dẫn đến nôn mửa, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng và các triệu chứng khác.

Đậu nành rất giàu vitamin, có thể giúp tiêu hóa nhưng nếu ăn kết hợp với tôm sẽ gây khó tiêu và các triệu chứng khác.

Ngày cuối tuần cả nhà cùng quây quần bên nồi lẩu tôm Thái nóng hổi rồi trò chuyện ríu rít quả là điều tuyệt vời phải không nào. Chúc các bạn sẽ thành công với công thức chúng mình vừa chia sẻ. Và đừng quên ghé Medplus thường xuyên để bỏ túi thêm nhiều tips nấu ăn hay ho nhé!

Xem thêm công thức nấu ăn về tôm:

Nguồn: Tổng hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cách làm lẩu tôm Thái cho cả nhà cùng quây quần ngày cuối tuần

Serves: 4 người
Level: 2

Ingredients

  • Tôm tươi 300g
  • Nấm rơm 200g
  • Cà chua bi 10 trái
  • Lá chanh, củ riềng, sả, ớt, ngò rí
  • Nước cốt chanh 2 muỗng canh
  • Sốt cà chua 3 muỗng canh
  • Bún tươi 1kg
  • Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, nước mắm, muối, bột ngọt, tương ớt
  • Tôm sú 6 con

Instructions

Sơ chế nguyên liệu
Nguyên liệu làm lẩu tôm Thái
  • Tôm sú rửa sạch, để ráo. Cà chua bi rửa sạch, cắt làm đôi. Nấm rơm cắt bỏ gốc.
  • Tôm tươi, lá chanh, ngò rí rửa sạch. Củ riềng gọt vỏ, cắt mỏng. Sả đập dập, băm nhỏ.
Cách thực hiện
  • Làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn, cho tôm tươi vào, đảo đều 2 phút. Đổ 500ml nước vào.
  • Trong 1 chảo khác, làm nóng 2 muỗng canh dầu ăn. Cho lá chanh, củ riềng, 1 muỗng cà phê tỏi băm, ớt, 2 muỗng canh tương ớt, 3 muỗng canh sốt cà chua vào, khuấy đều.
  • Sau đó, lọc nước luộc tôm tươi qua rây, cho tôm tươi ra đĩa, để riêng còn phần nước tiếp tục nấu.
  • Cho nấm rơm, cà chua bi, 2 muỗng canh nước cốt chanh, ngò rí, sả băm, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng canh nước mắm vào, nấu sôi khoảng 5 phút.
  • Cuối cùng, cho tôm sú vào, nấu sôi nhỏ lửa khoảng 3 phút. Món lẩu Thái này bạn bày ra bàn ăn kèm các loại rau, bún hay cơm đều được nhé!

 

 

Exit mobile version