Site icon Medplus.vn

Cách nấu cháo mực khô cho bữa sáng tràn đầy năng lượng

Cháo mực khô

Cháo mực khô

Ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về nguồn gốc của món ăn dinh dưỡng này. Vào những năm 2697 – 2597 TCN, Hoàng Đế đã tìm ra công dụng tẩm bổ và trị bệnh bằng cách lấy hạt ngũ cốc nấu thành món cháo như ngày nay. Thật vậy, cháo là một món ăn dễ ăn, dễ làm, lại dinh dưỡng và có thể thay thế bằng nhiều nguyên liệu khác nhau. Thế thì tại sao chúng ta không thử nấu món cháo mực khô với huyết nhỉ?

Những thìa cháo thơm được ninh nhừ với nhiều loại gia vị, thêm vào những miếng mực khô dai ngon, ngọt thịt. Chắc chắn mọi người sẽ vét sạch nồi cháo của bạn đấy. Hãy cùng Medplus khám phá công thức nấu món cháo mực khô đơn giản mà bổ dưỡng này nhé!

Bí quyết cho món cháo mực khô thêm thơm ngon

Hướng dẫn cách chọn nguyên liệu

Để có được món ăn ngon, đầu tiên chúng ta phải biết cách chọn mực khô tươi ngon và an toàn.

Vài mẹo cho món cháo mực khô thêm ngon miệng

Lưu ý khi ăn cháo mực khô

Cách bảo quản món ăn

Công dụng của món cháo mực khô

1. Điều chỉnh khẩu vị và kích thích thèm ăn

Với nguyên liệu chủ yếu từ hạt gạo, cháo là một món ăn lành tính , thanh đạm, dễ tiêu hóa. Cùng vì dễ ăn mà cháo rất thích hợp dùng cho người chán ăn, mệt mỏi hay đang điều trị bệnh.

2. Kiện tỳ ích vị, dưỡng âm sinh tân

Theo Đông y, cháo là món ăn có thể nuôi dưỡng tì vị, nhuận vị khí, dưỡng âm sinh tân. Cháo được ninh nhừ với rau củ và các nguyên liệu động vật giúp dễ tiêu hóa. Ăn cháo giúp cơ thể đang suy yếu bổ sung năng lượng và phục hồi cơ thể.

3. Giải độc

Công dụng giải độc của cháo được thể hiện qua việc làm ấm cơ thể và làm toát mồ hôi. Từ đó cơ thể được giải trừ tà khí. Đó là cách giải độc tự nhiên và lành mạnh, đặc biệt thích hợp với những người bị cảm lạnh.

4. Giúp tuần hoàn, lưu thông năng lượng trong cơ thể

Buổi sáng sau khi thức dậy, cơ thể chúng ta cần một nguồn năng lượng thích hợp để dần tỉnh lại. Một bát cháo ấm với rau củ và chất đạm từ mực vừa cung cấp năng lượng, vừa sinh nhiệt trợ tì vị. Từ đó thúc đẩy năng lượng, giúp chúng ta khởi đầu ngày mới dễ dàng hơn.

Không nên ăn cháo mực khô với những loại thực phẩm nào?

1. Bia

Theo các chuyên gia nghiên cứu, việc hấp thụ mực và bia cùng lúc có thể gây ra nguy cơ bị sỏi hay các biến chứng liên quan. Nguyên nhân là do chất bismuth trong mực khi kết hợp với vitamin B1 trong bia gây nên. Hơn nữa, cháo cũng không hợp với bia lắm nên các bạn hãy cố gắng hạn chế nhé!

2. Không nên ăn mực khô ẩm mốc, chưa đủ nắng hay kém chất lượng

Ngoài chất peptide tồn tại trong mực có khả năng làm rối loạn tiêu hóa. Việc tiêu thụ mực khô kém chất lượng, mốc, có mùi….Có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm như ngộ độc thức ăn.

Vị dai, ngọt từ mực ăn kèm với những muỗng cháo ấm nóng tỏa hương thơm từ các loại gia vị thảo mộc. Món cháo mực khô vừa ngon miệng lại vừa có nhiều công dụng bổ ích. Hãy trổ tài nấu món cháo mực khô để cung cấp nguồn năng lượng tích cực cho cả nhà vào buổi sáng nhé!

Chúc bạn thành công và ngon miệng với công thức đơn giản mà Medplus chia sẻ ngày hôm nay. Và đừng quên ghé Medplus thường xuyên để có cho mình những công thức nấu ăn thơm ngon và bổ dưỡng mỗi ngày nhé!

Xem thêm

Nguồn: Tổng hợp

Cách nấu cháo mực khô cho bữa sáng tràn đầy năng lượng

Serves: 4
Cook time: 30 minutes
Level: 1

Ingredients

  • 2-3 con mực khô to hơn bàn tay
  • 1/2 bát con gạo tẻ
  • 1/4 bát con gạo nếp
  • Tiết lợn
  • 1 củ gừng Hành lá, muối, hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, rượu trắng
  • Hành lá, muối, hạt tiêu, hạt nêm, nước mắm, rượu trắng
  • Hành khô
  • Quẩy hoặc trứng bách thảo ăn kèm
  • Giá đỗ

Instructions

Sơ chế
  • Mực khô rửa sạch, ngâm vào âu nước lọc có pha một ít rượu trắng khoảng 30 phút để mực mềm. Sau đó rửa lại cho thật sạch, dùng kéo cắt sợi vừa ăn.
  • Râu mực bạn cho vào nồi hầm chung với cháo.
  • Trộn lẫn gạo tẻ và gạo nếp, vo sạch, để ráo.
  • Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi.
  • Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.
Cách làm
  • Cho một ít dầu ăn vào nồi nhỏ, phi hành thơm, cho hỗn hợp gạo vào rang sơ khoảng 5-7 phút.
  • Đổ nước lọc hay nước hầm từ xương vào nồi gạo rang, đun lửa nhỏ để hạt gạo chín mềm và nở.
  • Phi hành, gừng cùng một ít dầu ăn cho thơm. Sau đó cho mực khô vào xào, rưới vào một ít nước mắm và đường cho hợp với khẩu vị.
  • Tiết lợn luộc sơ, cắt thành miếng vuông vừa ăn.
  • Khi cháo đã chín, bạn nêm vào nồi một ít muối và mực khô đã xào vào.
  • Nấu lửa thật nhỏ và dùng muôi khuấy nhẹ để hỗn hợp gạo không bị dính ở đáy nồi.
  • Cho tiếp tiết lợn vào nấu cùng, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Tắt bếp, thêm hành lá thái nhỏ vào.
  • Múc cháo mực khô ra bát dùng kèm với quẩy hoặc trứng bách thảo, giá đỗ.
Cháo mực khô
Exit mobile version