Site icon Medplus.vn

Cải thiện da khô ở bàn chân chỉ với 4 bước đơn giản hằng ngày

Cải thiện da khô ở chân bằng 4 bước đơn giản hằng ngày

Bạn thường bị nứt nẻ vì da khô ở bàn chân? Đã đến lúc bạn tìm cách phục hồi lại làn da mềm mại cho đôi chân ngọc ngà rồi đấy!

Da khô, sần sùi hoặc nứt nẻ trên bàn chân khá phổ biến ở nhiều người do có ít tuyến dầu hơn các khu vực khác trên cơ thể. Da khô thường xuất hiện ở gót chân, hai bên bàn chân và giữa các ngón chân. Tình trạng này gây ra cảm giác khô, ngứa, khó chịu và thậm chí gây chảy máu.

Có rất nhiều cách làm giảm da khô ở bàn chân đơn giản tại nhà. Trong bài viết này, MedPlus sẽ đưa ra các nguyên nhân và cách điều trị da khô, nứt hoặc có vảy trên bàn chân.

Nguyên nhân da khô ở bàn chân

Các yếu tố hàng ngày sau đây có thể gây khô da ở bàn chân:

1. Da chân bị khô? Do thiếu độ ẩm

Da khô, nứt nẻ, bong tróc phổ biến ở gót chân và mu bàn chân vì những vùng này có ít tuyến dầu.

2. Kích ứng

Đứng quá lâu hoặc mang giày không phù hợp có thể gây áp lực liên tục lên các khu vực cụ thể của bàn chân, tạo ra ma sát với da. Kết quả là những khu vực này của bàn chân có thể trở nên khô, chai sạn hoặc nứt nẻ.

3. Nhiệt và độ ẩm

Những đôi giày kín như giày thể thao hoặc giày bít mũi sẽ tạo ra một môi trường nóng và hút độ ẩm từ da dẫn đến tình trạng da khô ở bàn chân.

4. Xà phòng

Xà phòng và các hóa mỹ phẩm sử dụng hàng ngày có thể làm mất độ ẩm của da. Việc bạn không rửa sạch xà phòng ở chân cũng có thể gây khô da.

5. Gót chân bị khô do lão hóa

Yếu tố tuổi tác là một trong những nguyên nhân tác động đến sự khô da, làm da mất khả năng giữ nước và trở nên mỏng hơn. Người lớn tuổi có thể dễ gặp phải tình trạng khô da do quá trình lão hóa tự nhiên.

6. Mang giày thể thao

Các vận động viên thường xuyên mang giày thể thao tạo nên môi trường sinh sôi cho các loại vi khuẩn giữa các ngón chân và dưới bàn chân.

7. Da chân bị khô bong tróc do thuốc

Một số loại thuốc có tác dụng làm mất nước của cơ thể gây khô da và khô ở bàn chân.

Ngoài ra, da khô ở bàn chân có thể xảy ra ở một số bệnh lý như:

• Bệnh chàm: Đây là một loại bệnh gây viêm da. Bệnh chàm có thể được phát hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Một trong các triệu chứng của bệnh chàm bao gồm các vảy da khô, giòn và ngứa ở bàn chân.

• Bệnh vảy nến: Bệnh vảy nến là một tình trạng tự miễn dịch mãn tính gây ra các mảng da dày, có vảy. Vảy nến rất có thể xuất phát từ bàn chân.

• Suy tuyến giáp: Những người bị suy tuyến giáp, bàn chân sẽ cực kỳ khô vì tuyến giáp của họ không thể điều tiết các tuyến mồ hôi ở bàn chân.

• Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường có thể gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên nếu không được kiểm soát, từ đó làm rối loạn điều tiết các tuyến dầu và độ ẩm ở bàn chân, gây khô, nứt chân.

Cách cải thiện da khô ở chân

Các tế bào chết trên bề mặt da tự nhiên già đi và các tế bào mới thay thế chúng. Khi bạn không loại bỏ sự tích tụ của các tế bào da chết, chúng có thể hình thành các mảng da dày, bong tróc trên bàn chân.

Theo thời gian, các khu vực khô dày hơn và nứt, đặc biệt là ở gót chân. Gót chân nứt nẻ khiến bàn chân dễ bị nhiễm trùng, vết chai dày khiến việc đi lại khó khăn, không thoải mái.

Để cải thiện tình trạng khô ở chân, bạn có thể áp dụng các cách sau đây nhé.

1. Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết là loại bỏ lớp da bề mặt (lớp biểu bì) đã chết bằng cách sử dụng tẩy tế bào chết vật lý hoặc hóa học.

Các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý bao gồm hỗn hợp tẩy tế bào chết, bàn chải, bông tắm… Bạn có thể mua sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý hoặc tự làm tại nhà bằng cách trộn mật ong, nước ấm và đường rồi sử dụng.

Các chất tẩy da chết hóa học có dạng kem, gel hoặc chất lỏng chứa các thành phần hòa tan các tế bào chết trên bề mặt da như axit glycolic, axit lactic và axit alpha-hydroxy.

Tuy nhiên, một số loại hóa chất có chứa hương liệu nhân tạo và cồn có thể gây kích ứng da nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên kiểm tra thành phần có gây dị ứng hoặc kích ứng trước khi mua.

2. Ngâm chân trong nước ấm cho da chân bị bong tróc

Ngâm chân trong nước ấm giúp làm dịu da khô, cải thiện lưu thông máu đến bàn chân, giúp ngăn ngừa da khô trong tương lai.

Bạn thêm một lượng nhỏ giấm vào nước ngâm chân để giúp điều trị tình trạng viêm nhẹ. Giấm có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ giúp khử trùng bàn chân, loại bỏ mùi hôi chân.

Các thành phần có lợi khác có thể xem xét thêm vào nước ngâm chân như: muối Epsom, mật ong, yến mạch, nước chanh, tinh dầu bạc hà…

3. Giữ ẩm cho bàn chân bằng kem dưỡng

Thói quen thường xuyên giữ ẩm cho bàn chân sẽ giúp làm giảm da khô hiện có và ngăn ngừa da khô mới tích tụ. Bạn nên giữ ẩm cho bàn chân sau khi tẩy tế bào chết.

Tốt nhất là bạn nên tránh các loại kem, kem dưỡng ẩm có chứa cồn, hương liệu và màu nhân tạo vì những thành phần này có thể làm xấu đi làn da khô.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm có chứa các thành phần: chất làm ẩm (nha đam, axit hyaluronic…), chất làm mềm (bơ, dầu thực vật…), các chất bổ sung (lanolin, dầu dừa…).

4. Mang vớ giữ ẩm đi ngủ

Bạn có thể sử dụng vớ lót gel dưỡng ẩm chứa dầu tự nhiên và vitamin (sản phẩm này khá mới trên thị trường) giúp giữ nước và hạn chế tình trạng khô da trên bàn chân.
Bạn cũng có thể sử dụng kem dưỡng ẩm da chân ban đêm sau đó mang tất với chất liệu cotton và tháo tất vào buổi sáng rồi rửa chân thật kỹ.

Cách phòng ngừa khô da ở chân

Để giúp ngăn ngừa khô da ở chân, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:

  • Mang giày vừa chân.
  • Sử dụng nước ấm để tắm, ngâm chân chứ không dùng nước nóng.
  • Thay vì chà xát mạnh bàn chân khi tắm, bạn nhẹ nhàng lau khô bằng khăn sạch.
  • Vệ sinh bàn chân đúng cách như làm sạch chân, loại bỏ da chết, sử dụng kem dưỡng ẩm.
  • Tránh các loại kem, xà phòng và sữa tắm có chứa cồn, hương liệu, phẩm màu và các chất kích thích khác.

Da khô ở bàn chân gây cảm giác khó chịu, mất thẩm mỹ, chảy máu, tróc da, ngứa… Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra cách phòng ngừa cũng như biện pháp khắc phục sẽ giúp bạn không còn lo tình trạng da khô da ở bàn chân nữa.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của chúng tôi. Đừng quên ghé thăm songkhoe.medplus.vn hàng ngày để cập nhật thêm những thông tin mới nhất bạn nhé.

Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn: How to heal cracked heels

Cracked or Dry Skin

Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất:

Exit mobile version