Site icon Medplus.vn

9 cách cải thiện sức khỏe tinh thần của trẻ

Sức khỏe tinh thần của một đứa trẻ cũng quan trọng như sức khỏe thể chất của chúng, đặc biệt là khi đối mặt với căng thẳng, hành vi và học tập. Trong những giai đoạn khác nhau của thời thơ ấu, trẻ luôn có những “cơn khủng hoảng” và những vấn đề về sức khỏe tinh thần nhất định mà cần sự quan tâm và giúp đỡ từ các thành viên trong gia đình. 

Vì vậy, hãy cùng Medplus tham khảo những cách có thể giúp trẻ cải thiện sức khỏe tinh thần thông qua bài viết sau đây nhé!

Cải thiện sức khỏe tinh thần của trẻ bằng 9 cách (Hình ảnh minh họa)

1. Chăm sóc sức khỏe tinh thần của bạn

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm để giữ cho con bạn khỏe mạnh về mặt tinh thần là chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính bạn. Điều này không chỉ làm gương cho các thói quen giúp cải thiện sức khỏe tinh thần mà còn tạo ra một môi trường lành mạnh hơn cho con bạn.

Trẻ em có xu hướng học tập bằng cách quan sát và làm theo người lớn. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn làm gương tích cực về cách đối phó với những tình huống căng thẳng và duy trì sức khỏe tinh thần tốt.

Khi cha mẹ có các vấn đề sức khỏe tinh thần mà không được điều trị, trẻ em có nhiều khả năng tự phát triển các vấn đề sức khỏe tâm thần. Điều này có nghĩa là nếu bạn cảm thấy chán nản, mất năng lượng hoặc nhận thấy những thay đổi trong thói quen ăn uống hoặc ngủ nghỉ của mình, bạn nên có một buổi nói chuyện với bác sĩ về những gì đang diễn ra.

Hãy nhớ rằng những vấn đề về tinh thần không được điều trị có thể khiến cuộc sống gia đình trở nên bất ổn hoặc khó lường. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng kỷ luật con cái của bạn và có thể làm căng thẳng mối quan hệ của bạn với các thành viên khác trong gia đình. Và những vấn đề tinh thần không được giải quyết của bạn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của con bạn.

Bạn cũng nên dành thời gian để chăm sóc sức khỏe tinh thần của bản thân mình (Hình ảnh minh họa)

2. Xây dựng lòng tin

Mối quan hệ của bạn với con cái đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tinh thần của chúng; và một mối quan hệ vững chắc bắt đầu bằng việc xây dựng lòng tin.

Điều này có nghĩa là bạn cần phải đáp ứng các nhu cầu về thể chất và tình cảm của con bạn bằng cách chăm sóc chúng khi chúng đói, khát, nóng hoặc lạnh cũng như khi chúng sợ hãi, lo lắng hoặc buồn bã.

Và bằng mọi cách, hãy làm những gì bạn nói và nói những gì bạn muốn. Trẻ cần bạn kiên định, trung thực và quan tâm. Bạn nên tìm cách chứng minh rằng bạn yêu trẻ và chúng có thể tin tưởng bạn để giữ cho chúng an toàn và khỏe mạnh.

3. Thúc đẩy các mối quan hệ lành mạnh

Mối quan hệ mà con cái có với cha mẹ là rất quan trọng, nhưng đó không phải là mối quan hệ duy nhất quan trọng. Một đứa trẻ khỏe mạnh về tinh thần sẽ có một số mối quan hệ với các thành viên khác trong gia đình, chẳng hạn như ông bà và anh chị em họ, cũng như bạn bè và hàng xóm.

Ngay cả khi bạn là kiểu cha mẹ thích dành thời gian một mình với những đứa con nhỏ của mình, hãy cho họ cơ hội kết nối với những người khác – đặc biệt là những người bạn thân nhất của chúng. Duy trì những mối quan hệ này có thể tạo ra tất cả sự khác biệt trên thế giới đối với sức khỏe tinh thần của con bạn.

Cho trẻ dành thời gian cho những mối quan hệ mà chúng quan tâm (Hình ảnh minh họa)

4. Tính nhất quán

Trẻ em thường có khả năng dự đoán và lập kế hoạch. Trẻ muốn biết chúng sẽ thực hiện hoạt động nào tiếp theo, những hậu quả mà chúng có thể sẽ trải qua nếu vi phạm các quy tắc và sẽ nhận được những đặc quyền nào nếu có hành vi tốt.

Ngay cả những việc như chuyển đến một thành phố mới sau khi cha mẹ chúng ly hôn cũng có thể tạo ra sự hỗn loạn và những thay đổi lớn đối với trẻ em. Trẻ thường rút lui, lo lắng hoặc bắt đầu có những hành động khi chúng đang cố gắng vật lộn để đối phó với cảm xúc của mình. Duy trì kỷ luật nhất quán và đảm bảo con bạn biết điều gì có thể xảy ra hàng ngày sẽ giúp chúng quản lý cảm xúc của mình.

5. Quản lý căng thẳng

Mặc dù bạn có thể bảo vệ con bạn khỏi những tổn thương như lạm dụng và bắt nạt, nhưng bạn không thể ngăn con mình trải qua căng thẳng. Căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống và học cách đối phó với nó một cách lành mạnh ngay bây giờ sẽ giúp con bạn đạt được thành công trong tương lai.

Đồng thời giúp con bạn cá nhân hóa các hoạt động giảm căng thẳng của chúng. Trong khi một đứa trẻ có thể giảm bớt căng thẳng khi viết nhật ký, một đứa trẻ khác có thể muốn gọi cho một người bạn khi chúng đang cảm thấy khó chịu. Vì vậy, hãy chủ động xác định những việc cụ thể mà con bạn có thể làm để kiểm soát mức độ căng thẳng của chúng khi chúng phải đối mặt với những thời điểm khó khăn.

6. Thiết lập thói quen lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh, một giấc ngủ ngon và các bài tập thể dục không chỉ tốt cho sức khỏe thể chất mà chúng còn cần thiết cho sức khỏe tinh thần của trẻ. Dạy con bạn phát triển những thói quen lành mạnh giúp giữ cho cơ thể và trí não của chúng luôn trong trạng thái tốt.

Nghiên cứu còn cho thấy sự quan tâm và lòng biết ơn cũng có thể có tác động lớn đến sức khỏe tinh thần. Vì vậy, hãy kết hợp các hành động thể hiện sự quan tâm của bạn đối với trẻ các thành viên trong gia đình vào cuộc sống hàng ngày. Việc làm này có thể giúp cải thiện sức khỏe tinh thần của cả gia đình bạn.

7. Phát triển năng lực bản thân

Giúp trẻ phát triển các nhu cầu của bản thân, điều này có thể thúc đẩy đáng kể sức khỏe tinh thần của trẻ gấp hai lần đối với cha mẹ.

Dưới đây là một số cách để giúp con bạn phát triển lòng tự trọng lành mạnh:

7.1. Cung cấp lời khen ngợi chân thực, thực tế

Nói những câu như “Con là đứa trẻ thông minh nhất toàn trường” sẽ không giúp con bạn phát triển sự tự tin và chí cầu tiến. Tránh khen ngợi những thứ mà trẻ không thể kiểm soát, chẳng hạn như vẻ ngoài của họ hoặc mức độ thông minh của họ. Thay vào đó, hãy khen ngợi nỗ lực của chúng và tránh xa những lời khen quá đà, không thực tế.

7.2. Tạo cho trẻ sự độc lập

Trẻ cảm thấy tốt hơn về bản thân khi chúng có thể tự làm mọi việc. Vì vậy, cho dù bạn đang dạy con mình cách để tham gia một lớp học trực tuyến hay bạn đang cho chúng thấy rằng bạn tin tưởng để chúng tự nướng bánh sandwich cho bữa sáng thì trẻ sẽ cảm thấy hài lòng về bản thân khi chúng có thể chứng tỏ năng lực của mình.

7.3. Giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ lành mạnh

Khi con bạn nói điều gì đó như, “Con sẽ không bao giờ giỏi toán”, có thể bạn sẽ cảm thấy việc nói, “Tất nhiên là con sẽ làm được.” sẽ tốt cho trẻ và tạo động lực cho chúng. Nhưng điều đó sẽ không giúp trẻ phát triển một cuộc đối thoại nội tâm lành mạnh hơn. Vậy nên, khi con bạn nói những điều tiêu cực, hãy hỏi những câu hỏi như, “Con có thể làm gì để trở nên tốt hơn?” để giúp trẻ có thể tự trả lời và lập ra những kết luận lành mạnh hơn.

8. Cùng trẻ chơi đùa

Một đứa trẻ khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần là những đứa trẻ luôn có những thời khắc được chơi đùa. Đến người trưởng thành cũng cần có thời gian để chơi đùa thư giãn. Hãy dành thời gian để gác lại công việc, việc nhà và các nghĩa vụ khác, và chỉ tập trung vào con bạn để có thời gian thư giãn bằng các trò chơi nhỏ cùng nhau. Làm như vậy có thể cho con bạn thấy rằng chúng xứng đáng với những giờ phút quý giá của bạn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tham gia vào các trò chơi lành mạnh có thể mang lại lợi ích cho trẻ theo một số cách. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy khả năng vui vẻ của một đứa trẻ tăng lên và nguy cơ trầm cảm và lo lắng của chúng giảm khi chúng được chơi đùa.

Khi chơi với con, bạn không chỉ củng cố mối quan hệ và sự gắn bó mà còn có thể cảm nhận được bản thân bạn cũng đang thư giãn. Nhìn thấy cha mẹ vơi đi những lo lắng có thể mách bảo với trẻ rằng chúng cũng có thể làm được điều đó.

Dành thời gian để chơi đùa cùng trẻ (Hình ảnh minh họa)

9. Theo dõi những dấu hiệu có nguy cơ

Một số trẻ tự nhiên có một chút tự ý thức hoặc bi quan hơn so với những trẻ khác. Đó không nhất thiết là một vấn đề. Tuy nhiên, có một ranh giới mà những cuộc đấu tranh bình thường trở thành lý do để lo lắng.

Nếu bạn nhận thấy rằng con bạn buồn hoặc lo lắng quá mức về những tình huống bình thường, chẳng hạn như gặp gỡ những người mới, thì có thể trẻ đang có vấn đề. Tương tự như vậy, sự thay đổi tâm trạng hoặc hành vi kéo dài hơn hai tuần cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề về sức khỏe tinh thần của trẻ.

Ngoài ra, hãy để ý các vấn đề đang tập trung, không thể ngồi yên và đấu tranh với việc tập trung vào nhiệm vụ trước mắt. Khi trẻ gặp khó khăn ở những vấn đề đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần cho trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.

Tuy nhiên, trước khi quá lo lắng, hãy nhớ rằng vấn đề có thể không quá nghiêm trọng hoặc kéo dài. Đôi khi một chút căng thẳng có thể khiến trẻ bộc lộ một vài dấu hiệu đáng lo ngại, nhưng nó thường giảm bớt sau một vài ngày.

Sức khỏe tinh thần của trẻ có thể sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác trong cuộc sống của trẻ thậm chí là trong tương lai – khi trẻ đã lớn hơn. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên quan tâm và nói chuyện với trẻ để có thể hiểu và nắm được những vấn đề mà trẻ đang gặp phải, sau đó cho trẻ những lời khuyên hữu ích để trẻ tự giải quyết.

Nguồn tham khảo: How to Improve Your Child’s Mental Health

Các bài viết có liên quan:

Exit mobile version