Site icon Medplus.vn

Cao huyết áp và 2 điều quan trọng cần biết

Căng thẳng có thể khiến bạn bị cao huyết áp tăng đột biến trong thời gian ngắn. Sau đây Medplus sẽ giới thiệu bạn các bước thực hiển để làm giảm sự căng thăng và giúp sức khoẻ tim mạch của bạn được cải thiện nhiều hơn.

Căng thẳng có thể dẫn tới việc cao huyết áp tạm thời

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bệnh khác:

Căng thẳng có thể khiến huyết áp của bạn tăng đột biến tạm thời, nhưng căng thẳng cũng có thể gây ra việc cao huyết áp trong thời gian dài? Tất cả những đợt tăng huyết áp liên quan đến căng thẳng trong thời gian ngắn có thể cộng lại và gây ra huyết áp cao trong thời gian dài không? Các nhà nghiên cứu hiện tại vẫn không chắc chắn được điều đó vì có nhiều Nguyên nhân xảy ra đối với chứng cao huyết áp.

Tuy nhiên, việc tập thể dục ba đến năm lần một tuần trong thời gian 30 phút có thể làm giảm mức độ căng thẳng của bạn. Và nếu bạn bị cao huyết áp, hãy thực hiện các hoạt động để có thể giúp kiểm soát căng thẳng và cải thiện sức khỏe cho bạn. Việc tập thể dục lâu dài đều đặn mỗi tuần sẽ là yếu tố quan trọng trong việc giảm và duy trì huyết áp của bạn một cách đều đặn.

Khi cơ thể và não bộ cảm thấy căng thẳng thì điều đó sẽ có thể ảnh hưởng đến huyết áp và là nguyên nhân gây ra hội chứng cao huyết áp tạm thời.

Cơ thể bạn sản sinh ra một lượng hormone và tăng đột biến khi bạn rơi vào tình trạng căng thẳng. Những hormone này tạm thời làm tăng huyết áp của bạn bằng cách khiến tim bạn đập nhanh hơn và các mạch máu của bạn thu hẹp đi.

Hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy căng thẳng tự sẽ gây ra cao huyết áp trong thời gian dài. Nhưng phản ứng với căng thẳng theo những cách không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, đau tim và đột quỵ.

1. Một số hành vi có liên quan đến cao huyết áp, chẳng hạn như:

Nhưng vẫn không có bằng chứng nào cho thấy những tình trạng này có liên quan trực tiếp đến việc cao huyết áp. Thay vào đó, các hormone cơ thể tạo ra khi bạn căng thẳng về cảm xúc có thể làm hỏng các động mạch, dẫn đến bệnh tim. Ngoài ra, một số triệu chứng, chẳng hạn như triệu chứng do trầm cảm, có thể khiến bạn quên uống thuốc để kiểm soát huyết áp cao hoặc các bệnh tim khác.

Tăng huyết áp liên quan đến căng thẳng có thể rất nghiêm trọng. Nhưng khi hết căng thẳng, huyết áp của bạn sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, ngay cả khi huyết áp tăng đột biến thường xuyên, tạm thời cũng có thể làm hỏng mạch máu, tim và thận của bạn theo cách tương tự như huyết áp cao trong thời gian dài.

Các hoạt động giảm căng thẳng có thể làm giảm huyết áp của bạn

Giảm mức độ căng thẳng của bạn có thể không trực tiếp làm giảm huyết áp của bạn trong thời gian dài. Nhưng sử dụng các phương pháp để quản lý căng thẳng của bạn có thể giúp cải thiện sức khỏe của bạn theo những cách khác. Nắm vững các phương pháp quản lý căng thẳng có thể dẫn đến những thay đổi hành vi lành mạnh bao gồm cả những biện pháp làm giảm huyết áp của bạn.

Phương pháp để cải thiện sức khoẻ

2. Các phương pháp kiểm soát căng thẳng giúp ngăn ngừa cao huyết áp

Đơn giản hóa lối sống của bạn: Nếu bạn luôn cảm thấy gấp gáp, hãy dành vài phút để xem lại lịch và danh sách việc cần làm của mình. Hãy tìm những hoạt động chiếm nhiều thời gian của bạn nhưng không quan trọng lắm đối với bạn. Lên lịch ít thời gian hơn cho những hoạt động này hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.

Hít thở để thư giãn: Hít thở thật sâu và chậm có thể giúp cơ thể và não được thư giãn.

Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất là một biện pháp giảm căng thẳng tự nhiên. Chỉ cần đảm bảo được sự đồng ý của bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới, đặc biệt nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp.

Thử tập yoga và ngồi thiền: Yoga và thiền định củng cố cơ thể của bạn và giúp bạn thư giãn. Những phương pháp này cũng có thể làm giảm huyết áp tâm thu của bạn từ 5 (mm Hg) trở lên.

Ngủ đủ giấc: Ngủ ít giấc sẽ có thể khiến các vấn đề của cơ thể trên nên tồi tệ hơn so với thực tế.

Thay đổi quan điểm sống của bạn: Khi giải quyết vấn đề, hãy chống lại xu hướng phàn nàn. Thừa nhận cảm xúc của bạn về tình huống, sau đó tập trung vào việc tìm ra giải pháp.

Mục đích là để khám phá những gì phù hợp với bạn. Hãy cởi mở và sẵn sàng thử nghiệm. Chọn phương pháp của bạn, hành động và bắt đầu tận hưởng cuộc sống một cách khoẻ mạnh.

Nguồn tham khảo:Stress and high blood pressure

Exit mobile version