Site icon Medplus.vn

Cây Chàm – Vị thuốc “Chuyên gia” thanh nhiệt, lợi tiểu cho cơ thể

cay-cham-vi-thuoc-chuyen-gia-thanh-nhiet-loi-tieu-cho-co-the

cay-cham-vi-thuoc-chuyen-gia-thanh-nhiet-loi-tieu-cho-co-the

Cây chàm luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

cay-cham-vi-thuoc-chuyen-gia-thanh-nhiet-loi-tieu-cho-co-the

Tên tiếng Việt: Chàm lá nhỏ, Chàm nhuộm, Đại chàm, Chàm bụi,…

Tên khoa học: Indigofera tinctoria L.

Họ: Fabaceae (Đậu).

1. Đặc điểm thực vật

2. Bộ phận dùng

3. Phân bố

4. Thu hái – sơ chế

5. Bảo quản

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

2. Tính vị và Quy Kinh

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo y học Trung Quốc, Thanh đại được phân loại thành 2 hoạt chất chính là Điện Lam và Điện Ngọc Hồng. Trong đó:

4. Công Dụng

5. Cách dùng – liều lượng

Cây Chàm thường được dùng dưới dạng thuốc sắc, tán thành bột mịn (Thanh đại) hoặc giã nát, ép lấy dịch dùng bôi bên ngoài, có thể dùng độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác đều được.

Liều lượng khuyến cáo sử dụng mỗi ngày:

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

cay-cham-vi-thuoc-chuyen-gia-thanh-nhiet-loi-tieu-cho-co-the

1. Bài thuốc chữa cam tẩu mã, viêm miệng hoại tử, viêm lợi chảy mủ lan nhanh ra má

Sử dụng Hoàng bá 12 g, Hoàng liên 16 g, Đinh hương 12 g, Đại hổi 4 g, tán thành bột mịn. Sau đó gia thêm Nhân trung bạch 20 g, Phèn chua (Bạch phàn) 12 g, Thanh đại 20 g, trộn đều. Trường hợp bệnh nặng có thể cho thêm 1 g Xạ hương.

Trước khi sử dụng thuốc, lấy bông gòn thấm nước muối vệ sinh vùng da bệnh, rửa sạch mủ máu ở răng lợi, miệng. Sau đó sử dụng bột thuốc đắp vào vị trí răng lợi thủng, đau.

Người lớn mỗi ngày đắp 3 – 4 lần, cách 3 giờ thay thuốc 1 lần. Trẻ em, trước khi ngủ đắp thuốc 1 lần, nửa đêm khi thức giấc lại đắp thêm một lần.

2. Bài thuốc chữa chảy máu răng, viêm lợi

Sử dụng Thanh đại 80 g, Bạch phàn (Phèn chua) 40 g, Hồng hoàng (asen sunfua As2S3) 2 g, Mai hoa băng phiến (bocneol) 2g, tán thành bột mịn, bảo quản trong lọ kín.

Trước khi dùng thuốc, cần vệ sinh sạch miệng bằng nước muối. Dùng thuốc bôi vào khu vực sưng đau, ngậm yên trong miệng khoảng 15 phút, sau đó nhổ bỏ nước bọt, súc miệng thật sạch. Mỗi ngày bôi thuốc 2 – 3 lần, sau bữa ăn chính. Thông thường sau 5 – 7 ngày sẽ thấy kết quả điều trị.

3. Chữa viêm hạch hạnh nhân, yếu hầu viêm sưng đau

Sử dụng Thanh đại 5 g, Băng phiến 0.5 g, Tây ngưu hoàng 1 g, mang đi tán thành bột. Sau khi súc miệng sạch thì bôi thuốc vào vị trí sưng đau.

4. Chữa ung nhọt ngoài da, sưng nóng, đau ngứa, chảy dịch ngoài vết thương

Sử dụng Thanh đại 8 g, Thạch cao 16 g, Hoàng bá 8 g, Hoạt thạch 16 g, nghiền nhỏ, trộn đều. Sau đó thêm một lượng Vaselin vừa đủ, đánh kỹ, dùng bôi vào chỗ sưng đau.

5. Trị nhiễm hàn gây ban đỏ

Dùng 8 g cây Chàm, sắc thành nước, dùng uống.

6. Trị ho ra máu, ho nhiều đờm do giãn phế quản

Sử dụng cây Chàm 12 g, Cáp phấn 12 g, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng uống 2 – 4 g với nước, mỗi ngày 2 lần.

7. Chữa huyết nhiệt, nóng trong gây thổ huyết, ói máu

Sử dụng cây Chàm, Hoàng cầm, Bồ Hoàng, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng uống với nước.

8. Điều trị quai bị, viêm tuyến mang tai cấp tính ở trẻ em

Sử dụng Thanh đại và Băng phiến, mỗi vị phân lượng bằng nhau, pha với nước ấm, thoa vào chỗ đau.

9. Chữa viêm gan cấp tính và mạn tính

Bài thuốc thứ nhất: Dùng bột cây Chàm 12 g, Bạch phàn 24 g, nghiền thành bột mịn, dùng uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 g.

Bài thuốc thứ hai: Sử dụng Thanh đại 1 phần, Bạch phàn 6 phần, trộn đều. Mỗi lần dùng 2 g với nước ấm, mỗi ngày dùng 3 lần.

10. Chữa cảm nắng, tiểu tiện ít nước tiểu đỏ

Dùng cây Chàm, Hoạt thạch, Cam thảo, mỗi vị đều 63 g, nghiền thành bột mịn, dùng uống. Mỗi lần uống 12 – 30 g, pha với nước ấm hoặc sắc thành thuốc.

11. Chữa viêm quanh chân răng, hầu họng đau

Sử dụng Thanh đại 80 g, Ngũ bội tử, Bạch phàn, mỗi vị đều 20 g, Băng phiến 2 g, tán nhuyễn, dùng thoa vào chỗ đau.

12. Trị bệnh vẩy nến

Sử dụng Điện Hồng Ngọc mỗi ngày 25 – 50 mg, liên tục trong 8 tuần.

Kiêng kị

Lưu ý

  • Cây Chàm được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và điều trị một số bệnh lý trong cơ thể. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng, người dùng nên trao đổi với thầy thuốc khi sử dụng dược liệu.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version