Site icon Medplus.vn

CÂY CỐI XAY [ Nhĩ hương thảo ] – Dược liệu đặc trị cảm sốt

cay-coi-xay-nhi-huong-thao-duoc-lieu-dac-tri-cam-sot

cay-coi-xay-nhi-huong-thao-duoc-lieu-dac-tri-cam-sot

Theo tài liệu cổ: Cây cối xay có vị hơi ngọt, tính bình. Cây có tác dụng Giải biểu nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

cay-coi-xay-nhi-huong-thao-duoc-lieu-dac-tri-cam-sot

1. Thông tin khoa học:

2. Mô tả cây

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

Thu hoạch

Bộ phận dùng

Chế biến

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

Lá Cây cối xay chứa nhiều chất nhầy và asparagin. Cây chứa tinh dầu với các thành phần là beta-pinen, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, alemen, eudesmol, farnesol, borneol. Hạt chứa raffinose 1,6% và dầu nửa khô 4,21% gồm chủ yếu là glycerid của các acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Rễ chứa dầu béo, beta-sitosterol, beta-amyrin và một alcaloid chưa xác định. Các flavonoid là gossypin, gossypitin, cyanidin-3-rutinosid. Các acid amin là alanin, acid glutamic, arginin, valin. Các đường là glucose, fructose, galactose.

B. Tác dụng dược lý

Tác dụng hạ nhiệt, tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm đơn bào

Theo tài liệu Ấn Độ, dịch chiết bằng cồn từ Cây cối xay có tác dụng hạ nhiệt trên súc vật thí nghiệm, tác động qua ảnh hưởng đối với hệ thần kinh trung ương. Về độc tính cấp, trên chuột nhắt trắng LD50 của Cây cối xay được xác định là 1000mg/kg. Cây cối xay còn được nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm đơn bào, hạ đường huyết, lợi tiểu nhưng không có kết quả.

Tác dụng chống viêm

Hoạt chất gossypin có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột so carragenin gây nên, đồng thời ức chế sự thẩm thấu của protein huyết tương ra ngoài thành mạch. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cán bộ quân dân y Nghĩa Bình đã phát hiện tác dụng chống viêm rất mạnh của cối xay và đã thu được kết quả tốt trong điều trị đau viêm xương khớp.

Tác dụng ức chế phù

Trên mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng cách tiêm nhũ dịch kaolin, tác dụng ức chế phù của Cây cối xay đạt 84,4% so với nhóm chứng, vào thời điểm 5 giờ sau khi gây viêm. Hạt cối xay có tác dụng nhuận tràng, tiêu viêm.

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

Qui Kinh

Công năng

Công Dụng

Lưu Ý

Liều dùng

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa đau tai, tật điếc:

Cối xay 60g hoặc 20-30g quả, nấu với thịt lợn mà ăn. Đối với tật điếc, dùng rễ Cối xay, Mộc hương, Vọng giang nam, mỗi vị 60g, nấu với đuôi lợn mà ăn.

2. Chữa sau khi đẻ phù thũng:

Lá Cây cối xay 30g, ích mẫu 20g sắc uống.

3. Chữa vàng da hậu sản:

Lá Cây cối xay đằng xay 12 – 16g, nhân trần 15g, sắc lấy nước uống thay nước trong ngày. Cần uống 5 – 7 ngày liền.

4. Kiết lỵ hay mắt cá màng mộng:

Quả Cối xay, hoa Mào gà mỗi vị 30g, sắc uống.

5. Chữa cảm sốt (kể cả đau đầu, ù tai, bí tiểu tiện), bạch đới:

Rễ hoặc lá cây đằng xay  4 – 8g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

6. Chữa mụn nhọt, rắn cắn:

Dùng lá tươi và hạt cây đằng xay từ 8 – 12g, giã nhỏ, thêm nước vắt lấy nước cốt uống (dùng trị cả lỵ), bã đắp lên mụn nhọt hoặc nơi vết rắn cắn.

7. Làm tăng lượng tinh dịch:

Hoa đằng xay 15 – 20g, sắc hãm lấy nước uống hằng ngày (theo tài liệu của Ấn Độ).

8. Trị viêm tai trong mạn tính:

Rễ cối xay khô 20 – 40g, gạo nếp 1 chén (hoặc thịt heo nạc, hoặc đậu hủ lượng vừa đủ) hầm ăn uống nước.

9. Chữa xích bạch lỵ:

Quả cối xay (cả hạt) sao nghiền bột, mỗi lần uống 4g, ngày 3 lần, uống với mật ong trước khi ăn.

10. Chữa ung thư thũng độc (nhọt độc sưng đau):

Quả cối xay (cả hạt) 1 quả, nghiền bột, hãm nước sôi uống. Dùng thêm lá cối xay tươi với mật hoặc đường đỏ giã đắp chỗ đau.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Exit mobile version