Site icon Medplus.vn

Cây Đại Bi | Vị Thuốc Chữa Ho Đờm, Mất Ngủ Hiệu Quả

Cây đại bi hay có công dụng chữa ho đờm, đầy bụng, cảm, đau lưng, đau đầu, đau bụng kinh, kinh nguyệt nhiều, mất ngủ và cao huyết áp (Lá). Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu cây đại bi nào hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Cây Đại Bi | Vị Thuốc Chữa Ho Đờm, Mất Ngủ Hiệu Quả

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Đại bi, Từ bi xanh, Bơ nạt, Đại ngải, Băng phiến, Co nát (Thái), Phặc phà (Tày)

Tên khoa học: Blumea balsamifera (L.) DC

Họ: Asteraceae (Cúc)

Đặc điểm dược liệu

Cây đại bi là một loại cây nhỡ với chiều cao trung bình khoảng từ 1,5 đến 2,5m. Thân cây có nhiều rãnh chạy dọc có lông bao phủ phía ngoài, phía trên ngọn có nhiều cành.

Lá cây hình trứng, nhọn nhưng hơi tù ở hai đầu, dài khoảng 12cm và rộng khoảng 5cm. Mặt phía trên có lông, phần mép lá gần như nguyên và xẻ thành răng cưa ở phía gốc lá. Mỗi lá có khoảng từ 2 đến 6 thùy nhỏ do phía dưới phiến lá bị xẻ quá sâu.

Hoa có màu vàng, mọc thành chùy ở đầu cành hoặc kẽ lá. Trên hoa có rất nhiều lông tơ. Quả bế có 2 cạnh dài khoảng 1mm, đỉnh có mang chùm lông.

Bộ phận dùng

Lá và rễ của cây là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.

Thu hái và chế biến

Trước đây cũng như hiện nay, nhân dân ta thường chỉ biết dùng lá làm thuốc, còn việc cắt lấy băng phiến cây đại bi mà dùng thì không biết. Việc khai thác này lại do những người Trung Quốc bán thuốc rong (hàng thuốc ê trước đây) tiến hành, những người này thường mang theo với gánh thuốc một bộ nồi cất lưu động, vừa đi vừa bán thuốc, họ vừa xem nơi nào có nhiều cây đại bi thì dừng lại, cất lấy băng phiến cây đại bi, thường cắt được chừng vài kg, thì tập trung đem bán tại các thành phô’ hoặc xuất qua đường tiểu ngạch sang Trung Quốc để từ đó lại trở về Việt nam với tên băng phiến hay mai hoa băng phiến. Một số người Việt nam có làm nhưng không phổ biến.

Cất mai hoa băng phiến cần chú ý tiến hành vào mùa thu đông là thời kỳ cây đại bi có nhiều băng phiến. Các tháng khác, cây có nhiều tinh dầu hơn băng phiến. Búp và lá non có nhiều băng phiến hơn các lá khác.

Nồi cất thủ công gồm một nồi đáy thường (có thể dùng nồi thổi cơm), một cái chõ, trên để thau hay chảo làm lạnh. Cho lá và cành băm nhỏ vào nồi, thêm nước vào cho ngập lá, trát kín chõ và thau, sau đó đun sôi nhẹ, giữ cho lửa nhỏ trong vòng 3-4 giờ, mai hoa băng phiến thăng hoa lên sẽ bám vào đáy thau, cạo lấy, ép cho hết dầu và tinh chế. Muốn tinh chế mai hoa băng phiến, trộn băng phiến thô với than củi, vôi, bột theo tỷ lệ 100 phần băng phiến thô, thêm 5 phần than củi, 3 phần vôi bột, cho hỗn hợp này vào một nồi gang nhỏ, trên nồi gang đặt một chiếc chõ, đậy vung trát kín. Đun nhẹ, băng phiến sẽ thăng hoa lên, bám vào thành chõ, cạo lấy là được. Tỷ lệ băng phiến thu được thường từ 0,3 đến 0,5%.

Phân bố

Cây đại bi mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, từ rừng núi đến đồng bằng đâu cũng có. Thường cây đại bi hay mọc ở những đồi đã phát quang có nhiều ánh sáng, không thấy trong rừng sâu. Thường mọc thành bãi khá rộng. Vì chưa khai thác nên chưa thống kê được trữ lượng. Còn mọc hoang ở nhiều nước khác như Trung Quốc (Quý Châu, Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam), Ân Độ, Malaixia, Inđônêxya, Philipin v.v…

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Trong lá cây đại bi thường có chừng 0,2 đến 1,88% tinh dầu và chất băng phiến. Thành phần chủ yếu của tinh dầu có d. bocneola 1. campho, xineola

Chất bãng phiến tinh chế gồm chủ yếu là chất bocneola công thức C10H18O, có tinh thể trông óng ánh và trắng như hoa mai do đó có tên mai hoa (hoa mai). Điểm chảy 203204°C, rất dễ thăng hoa, độ sôi 2120C. Chất bocneola có thể tổng hợp được từ tinh dầu thông.

Tính vị

Dược liệu được các tài liệu Đông y ghi nhận là có vị cay đắng và tính ôn.

Quy kinh

Được quy vào 2 kinh Thận và Phế

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng cây đại bi theo nhiều cách khác nhau. Cả dạng tươi hay dạng khô đều đem lại tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Thường dùng sắc lấy nước uống, tán bột hay làm hoàn cùng các vị thuốc khác. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp còn có thể giã nát để đắp ngoài da. Liều lượng được khuyến cáo lá 15 – 30g rễ hay 6 – 12g lá/ngày.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Bài thuốc chữa chứng thấp khớp

Bài thuốc chữa cảm mạo, ho, sốt nóng

Bài thuốc chữa ho

Bài thuốc chữa đau bụng kinh

Bài thuốc chữa bệnh nha chu

Bài thuốc chữa lòi dom

Bài thuốc chữa viêm tai giữa có mủ

Bài thuốc trị đau đầu

Bài thuốc chữa viêm họng có đờm ở cổ

Bài thuốc trị bệnh ghẻ

Các bài thuốc khai khiếu, hồi tỉnh

Bài thuốc chữa căng thẳng

Bài thuốc chữa viêm khí quản

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây đại bi cần lưu ý: Không tự ý sử dụng dược liệu khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn của thầy thuốc và y bác sĩ.

Cây Đại Bi | Vị Thuốc Chữa Ho Đờm, Mất Ngủ Hiệu Quả

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version