Site icon Medplus.vn

Cây La – Vị thuốc Cổ truyền chuyên trị Hắc lào, tiểu đục

cay-la-vi-thuoc-co-truyen-chuyen-tri-hac-lao-tieu-duc

cay-la-vi-thuoc-co-truyen-chuyen-tri-hac-lao-tieu-duc

Cây La luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

cay-la-vi-thuoc-co-truyen-chuyen-tri-hac-lao-tieu-duc

Tên tiếng Việt: Cây La Còn gọi là La rừng, Ngoi, Cà hôi, Pô hức, Chìa vôi, Sang mou.

Tên khoa học: Solanum verbascifolium L.

Họ: Cà (Solanaceae).

1. Đặc điểm thực vật

2. Bộ phận dùng

3. Phân bố

4. Thu hái – sơ chế

5. Bảo quản

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

2. Tính vị và Quy Kinh

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

4. Công Dụng

5. Cách dùng – liều lượng

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

 

1. Chữa tiểu đục

Rễ La rừng một nắm, cạo sạch vỏ ngoài, giã nát, sắc với 400ml nước còn 100ml, rồi phơi sương một đêm, uống vào lúc đói.

2. Chữa sỏi bàng quang và sỏi

cay-la-vi-thuoc-co-truyen-chuyen-tri-hac-lao-tieu-duc

thận

Lá, rễ và hạt dược liệu 40g, Rễ cỏ tranh, Bông mã đề, mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.

3. Chữa đại, tiểu tiện không thông, bụng chướng

Hạt La rừng, Mộc thông, Hoạt thạch, lượng bằng nhau. Tán bột, uống mỗi lần 8-12g với nước hành, hay sắc cả 4 vị uống, ngày 3 lần.

4. Chữa mụn nhọt, làm chống mưng mủ

Rễ La rừng, Rễ gai, lượng bằng nhau. Rửa sạch, giã nát đắp.

5. Chữa rắn cắn bằng La rừng

Lá dược liệu, Lá dây bông báo, mỗi vị 50g; Hạt hồng bì 20g. Tất cả dùng tươi, giã nát, lấy nước xoa bóp từ trên cho xuống đến vết cắn, rồi lấy bã đắp vào vết thương, băng lại. Ngày làm hai lần. Nếu dùng dược liệu khô thì tán và rây thành bột mịn, hòa với ít nước rồi đắp.

6. Đắp lòi dom:

Lá tươi ngăt bỏ cuống và gân, giã nát sao nóng dịt vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Có thể để nguyên cả lá, úp vào dom hay nướng cháy lá vo lại cho vào hậu môn. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại.

7. Chữa hắc lào:

Lá la tươi vò lấy nước, chấm vào vết hắc lào

8. Bài thuốc chữa bệnh lòi dom

Cách thực hiện: Sử dụng 1 nắm lá cây la rừng tươi vừa đủ Cho lá cây la rừng đem đi rửa sạch và ngắt bỏ cuống và gân, sau đó giã nát và đem đi sao nóng. Cho lá la rừng còn ấm dịt vào vùng bị lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Người bệnh có thể dùng nguyên cả lá, úp vào dom hoặc cũng có thể nướng cháy lá vo lại cho vào hậu môn. Thời gian thực hiện phát huy hiệu quả tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ để thuốc được cố định tại chỗ.

9. Trị đau đầu thay đổi thời tiết

Sau khi rửa sạch lá la rừng, bạn đem lá cây ngâm với nước muối để sát khuẩn lại lần nữa. Dùng lá la rừng 1 nắm giã nát và trực tiếp đắp vào 2 bên thái dương, dùng băng giữ thuốc để không bị rơi. Trong thời gian đắp thuốc khoảng 2 tiếng, người bệnh nằm nghỉ ngơi và hạn chế đi lại. Áp dụng bài thuốc liên tục 5 ngày.

10. Bài thuốc chữa bệnh bạch cầu hạt

Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 20g dược liệu la rừng đem rửa sạch, để ráo nước sau đó  sắc với 500ml nước dùng uống trong ngày. Kiên trì áp dụng liên tục ít nhất 1-2 tháng bệnh sẽ có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện các trường hợp ban đầu mới phát bệnh.

11. Chữa hắc lào bằng la rừng

Cách thực hiện: Tùy thuộc vào khu vực diện tích da bị hắc lào mà bạn sử dụng lượng dược liệu tương ứng. Sau khi sơ chế lá cây la rừng sạch, bạn đem lá la tươi đi vò hoặc giã nhuyễn lấy nước. Dùng lượng nước này chấm vào vết hắc lào. Mỗi ngày áp dụng 2 lần sau khi tắm hoặc khi đã vệ sinh vùng da bị bệnh sạch.

Kiên Kỵ

Lưu ý

  • La rừng là cây thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên để có thể áp dụng vị thuốc này đúng bài bản, người bệnh nên tham khảo các ý kiến chuyên môn của bác sĩ, thầy thuốc để nhận được hướng dẫn điều trị đảm bảo an toàn. Bài thuốc từ cây la rừng thường chỉ mang lại hiệu quả đối với những trường hợp bệnh chưa ở mức nghiêm trọng, vì thế bệnh nhân cần cân nhắc điều trị trước khi áp dụng bài thuốc này nói chung.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version