Xây dựng chế độ ăn khoa học là một trong những cách điều trị bệnh tiểu đường. Những thực phẩm mà bạn ăn sẽ góp phần vào việc tăng hay giảm tình trạng cũng như các triệu chứng bệnh. Thay đổi và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Vậy người bị tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Chế độ ăn cho người đái tháo đường như thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới đây của Medplus nhé.
1. Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân và dấu hiệu
1.1. Bệnh tiểu đường/đái tháo đường là gì?
Bệnh đái tháo đường hay tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh.
- Đái tháo đường type 1 (do phá hủy tế bào beta tụy, dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối).
- Đái tháo đường type 2 (do giảm chức năng của tế bào beta tụy tiến triển trên nền tảng đề kháng insulin).
- Đái tháo đường thai kỳ (là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và không có bằng chứng về ĐTĐ type 1, type 2 trước đó).
Tiểu đường thai kỳ gây ra những ảnh hưởng không chỉ cho mẹ bầu mà còn cho thai nhi. Do đó mẹ cần có phương pháp điều trị cũng như chế độ ăn phù hợp.
1.2. Nguyên nhân
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường có thể kể đến là:
- Di truyền
- Do hệ thống tự miễn dịch: Tế bào bạch cầu trong hệ miễn dịch tấn công tế bào beta, làm mất hẳn hoặc suy giảm tính năng sản xuất insulin
- Môi trường, thực phẩm, vi khuẩn, virut, độc tố
- Béo phì, lười vận động
- Sỏi thận
- Ngủ không đủ giấc
- Bỏ bữa ăn sáng…
1.3. Dấu hiệu
Những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiểu đường đó là:
- Liên tục khát nước
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày (lớn hơn 7 lần)
- Sụt cân bất thường
- Đói và mệt mỏi
- Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm
- Thị lực yếu đi
2. Chế độ ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Xây dựng chế độ ăn khoa học là một trong những cách điều trị tiểu đường và kiểm soát đường huyết tốt nhất. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng là rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập một thực đơn hợp lý. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, thời gian dùng insulin được xác định bởi hoạt động và chế độ ăn uống. Khi nào bạn ăn và ăn bao nhiêu cũng quan trọng như những gì bạn ăn. Thông thường, các bác sĩ khuyến nghị ba bữa ăn nhỏ và ba đến bốn bữa ăn nhẹ mỗi ngày để duy trì sự cân bằng thích hợp giữa đường và insulin trong máu.
2.1. Tỷ lệ thành phần năng lượng trong thực đơn của người tiểu đường
Sự cân bằng lành mạnh của carbohydrate, protein và chất béo trong chế độ ăn uống sẽ giúp giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định. Mức độ bao nhiêu của mỗi loại sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả cân nặng và sở thích cá nhân của bạn. Theo dõi lượng carbohydrate của bạn – biết bạn cần bao nhiêu và bạn đang ăn bao nhiêu – là chìa khóa để kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bạn thừa cân, một chế độ ăn ít carbohydrate, ít chất béo/ít calo có thể giúp bạn đạt được cân nặng như mục tiêu. Không quá 7% chế độ ăn uống của bạn nên từ chất béo bão hòa và bạn nên cố gắng tránh hoàn toàn chất béo chuyển hóa.
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:
- Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
- Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
- Carbohydrate hay Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…
2.2. Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
- Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ…
- Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ….
- Nhóm chất béo, đường: như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
- Nhóm rau nhưng ăn sống, hấp, luộc, rau trộn, không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
- Hoa quả, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…
- Uống thảo mộc và các loại thức uống khác
2.3. Người bị bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô
- Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
- Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch. Sẽ làm không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
- Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm. Không nên ăn kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
- Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao. Không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
Kết luận
Chế độ ăn uống là rất quan trọng, kể cả bạn có đang mắc bệnh tiểu đường hay bất kỳ bệnh lý nào khác. Những thực phẩm bạn đưa vào cơ thể đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cơ thể, dù tích cực hay tiêu cực. Do đó cần phải xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh.
Bên cạnh đó, bạn có thể quan tâm đến điều trị tiểu đường bằng liệu pháp lọc máu Ozone – phương pháp chữa tiểu đường tiên tiến nhất hiện nay.
Nguồn tài liệu: