Site icon Medplus.vn

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa đạt chuẩn

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa đạt chuẩn

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa đạt chuẩn

Vì sao cần có chế độ dinh dưỡng cho bầu 3 tháng giữa?

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là tiền đề cơ bản để bé phát triển. Dinh dưỡng cung cấp cho bé trong 9 tháng được lấy hoàn toàn từ mẹ. Nguồn dinh dưỡng này theo máu đi vào cơ thể thai nhi và nuôi dưỡng bé phát triển từng ngày. Vì vậy, chuẩn bị thực đơn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa là việc rất cần thiết ở giai đoạn này.

Cung cấp một lượng dinh dưỡng đủ, đúng sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt, tránh mắc bệnh. Điều này giúp bảo vệ con, để con phát triển toàn vẹn nhất. 3 tháng giữa thai kỳ là thời gian thai nhi phát triển rất nhanh, nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Vì vậy, vai trò của việc tăng cường chất dinh dưỡng thời kỳ này là rất quan trọng.

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa là việc mẹ cần phải quan tâm vào lúc này. Bởi dinh dưỡng hợp lý, khắc phục tối đa tình trạng nghén là rất cần thiết. Thêm vào đó là mục tiêu tăng 5-7 kg trong 3 tháng giữa thai kỳ.

Một chế độ ăn uống cho bà bầu đúng và đủ chất thì con mới phát triển tốt và toàn diện.

Những nguyên tắc chung về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Hạn chế gia vị cay nồng

Các gia vị như tiêu, ớt, tỏi, ngũ vị hương không nên dùng quá nhiều cho giai đoạn này. Vì chúng có tính nóng dễ gây mất nước, dễ rối loạn tiêu hóa, táo bón, trĩ.

Không sử dụng chất kích thích

Chất kích thích là thực phẩm nghiêm cấm mẹ bầu dùng trong thai kỳ. Không sử dụng quá 200mg Caffeine. Chất kích thích có nhiều trong: cà phê, chocolate, cocacola, trà, một số loại thuốc giảm đau hạ sốt.

Thuốc lá là kẻ thù của tất cả mọi người, thuộc top đầu về nhiều điều cần lưu ý khi mang thai.

Tránh đồ ngọt

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh phổ biến ở mẹ bầu. Tránh ăn đồ ngọt quá nhiều vì có thể gây tình trạng đường trong máu tăng cao, nguy cơ gây tiểu đường thai kỳ. Giảm bột ngọt, mì chính vì có thể gây giữ nước gây phù trong quá trình mang thai.

Tránh ăn đồ tái sống

Ăn chín uống sôi là tiêu chí quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Thực phẩm tái sống chứa một số vi khuẩn có hại cho mẹ và bé.

Gan động vật và các sản phẩm chế biến từ gan động vật là các thực phẩm mẹ bầu nên hạn chế trong thai kỳ. Vì lượng Vitamin A cao trong gan có thể gây tích lũy Vitamin A và gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Một số thực phẩm từ gan động vật: pa tê, thịt, cá trứng chưa đun kỹ. Không ăn một số loại cá như cá mập, cá kiếm, bơ, sữa chưa được tiệt trùng

Tránh uống nước lạnh, ăn nhiều kem khi mang thai bởi dễ gây co thắt huyết mạch. Tránh dùng các chất bảo quản vì dễ bị hư thai, sảy thai.

Chế độ dinh dưỡng cho bà cầu 3 tháng giữa hợp lý

DHA

DHA là một trong ba loại Omega 3, phụ trách tăng cường các hoạt động trí não cho bé. DHA chiếm 20% trọng lượng não bộ và gần 60% chất liệu hình thành nên võng mạc. Vì vậy, DHA ảnh hưởng trực tiếp đến sự thông minh và tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. DHA là thực phẩm mẹ nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu. DHA có nhiều trong các loại thực phẩm như cá hồi, các loại rau lá xanh, quả óc chó, các loại quả hạch và trứng.

Canxi

Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, là yếu tố không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu. Canxi còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Thiếu canxi trong chế độ dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, nặng hơn là các cơn co giật do hạ canxi quá mức. Bé thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, còi xương bẩm sinh, dị hình do biến dạng các xương.

Canxi có nhiều trong cua đồng, tôm đồng, sữa, vừng, rau cần, cà rốt, đậu nành… Mẹ có thể bổ sung thêm canxi bằng các chế phẩm từ sữa đã tiệt trùng.

Sữa là thực phẩm không thể thiếu trong thai kỳ của bất kỳ bà mẹ nào.

Chất Sắt

Sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành hồng cầu, cấu tạo enzym hệ miễn dịch. Nó giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Mẹ bầu thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, chậm phát triển. Ngoài ra, dư thừa sắt có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng, gây nôn ói tiêu chảy. Nên mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng sắt cần bổ sung.

Các thực phẩm chứa sắt như thịt bò, bí đỏ, lòng đỏ trứng gà, súp lơ, nước cam… Bên cạnh đó, mẹ có thể bổ sung bằng cách uống các viên sắt nhưng nhớ không vượt quá liều lượng cho phép. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các thực phẩm dạng viên uống.

Chất kẽm

Kẽm là dưỡng chất cần thiết để cơ thể sản xuất, sửa chữa, hoàn thiện chức năng ADN. Đặc biệt là sự phát triển tế bào trong thai kỳ. Nên bổ sung kẽm vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng giữa.Ngoài ra, kẽm còn giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, củng cố vị giác, khứu giác và khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể.

Mẹ bầu thiếu kẽm có thể dẫn đến sẩy thai, nhiễm độc thai kỳ, sinh con nhẹ cân. Một số vấn đề khác khi chuyển dạ và sinh nở. Mỗi ngày, mẹ cần bổ sung từ 11 – 13mg kẽm. Ngũ cốc nguyên cám, tôm cua, sò ốc, thịt gia cầm, đậu, các loại hạt và sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm cung cấp kẽm cho mẹ bầu.

Các vitamin và khoáng chất

Vitamin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là khi mẹ có em bé. Trong giai đoạn này, nhu cầu cần bổ sung vitamin của cơ thể mẹ sẽ tăng cao hơn để cung cấp dưỡng chất cho bé được khỏe mạnh. Trong đó, vitamin A, D, B1, B6 là những loại vitamin cần thiết và cần thiết nhất.

Các loại vitamin này giúp phát triển hệ thần kinh và trí não của thai nhi. Thiếu Vitamin có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tê phù có thể ảnh hưởng đến tim và phổi của bé.

Vitamin có nhiều trong các loại thực phẩm như: chuối, dưa hấu, đậu xanh và thịt ức gà, các loại ngũ cốc, mầm lúa mì và trứng.

Vitamin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là khi mẹ có em bé.

Những hiểu lầm về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Bà bầu kén ăn do ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, ở giai đoạn 3 tháng giữa tình trạng này đã giảm bớt. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, nó kéo dài đến hết tháng thứ 5. Một quan điểm cực kỳ sai là ở các mẹ bầu khi gặp tình trạng ốm nghén là không ăn vì cho rằng không ăn sẽ không nôn. Đây là suy nghĩ sai lầm và cực kỳ nguy hiểm.

Để giảm bớt cơn ốm nghén, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa tốt hơn hết là mẹ nên ăn với lượng ít. Đồng thời, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, thay vì ăn 3 bữa, mẹ nên đổi thành ăn 6 bữa một ngày. Nên tránh ăn những thức ăn có mùi, vì nó sẽ gây khó chịu cho dạ dày.

Mang thai là ăn cho 2 người

Mọi người thường cho rằng mang thai là ăn cho 2 người. Tuy nhiên, đây là quan điểm cực kỳ sai lầm. Khi mang thai không có nghĩa là mẹ bầu cần cung cấp gấp đôi lượng calo của mình. Trong 3 tháng đầu này mẹ chỉ cần cung cấp đúng nhu cầu cơ bản như trước khi mang thai. Ở tam cá nguyệt thứ 2, mẹ nên tăng thêm tăng khoảng 200 calo/ngày. Đồng thời có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết giúp bé phát triển toàn diện nhất.

Gợi ý thực đơn về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Sử dụng nhiều loại rau có lá xanh như: cải bắp, súp lơ xanh, rau chân vịt, cải xoắn để cung cấp thêm acid folic và sắt. Chất xơ trong rau xanh cũng giúp mẹ tránh được tình trạng táo bón hay gặp trong thai kỳ.

Bổ sung tinh bột trong các bữa ăn như: bánh mì, ngũ cốc, cơm, khoai tây… Tinh bột giúp mẹ cung cấp năng lượng trong một ngày dài.

Các sản phẩm từ sữa ít béo dùng từ 2-3 lần mỗi ngày để cung cấp Canxi cho cơ thể. Thực phẩm giàu Protein như thịt, cá, trứng, đậu…ăn 2 lần mỗi ngày để bổ sung protein và sắt.

Bổ sung Omega-3 bằng các loại cá như cá hồi, cá ngừ đại dương. Lưu ý là mẹ nên vệ sinh và chế biến kỹ các loại cá này vì hàm lượng thủy ngân trong cá có thể gây hại cho thai nhi. Dùng các bữa ăn và đồ uống nhẹ như bánh kẹp, hoa quả, sữa chua, ngũ cốc.

Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version