Site icon Medplus.vn

[Chỉ số đường huyết] an toàn cho một cơ thể khỏe không thể không biết.

Chỉ số đường huyết an toàn cho sức khỏe

Chỉ số đường huyết an toàn cho sức khỏe

Chỉ số đường huyết glycemic index (viết tắt là GI), là nồng độ glucose (một loại đường đơn) có trong máu được đo tại những thời điểm nhất định. Trong máu chúng ta luôn có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường này thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường và nếu không phát hiện sớm sẽ dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy hãy cùng Medplus tìm hiểu về các chỉ số đường huyết an toàn. Để giúp bạn và gia đình có thể chủ động hơn trong việc phòng tránh và điều trị các bệnh lý nguy hiểm liên quan tới đường huyết cao nhé.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết ( viết tắt là GI) là chỉ số cho biết tốc độ làm tăng đường huyết sau ăn của một thực phẩm chứa bột đường. GI đo lường tác động thực tế của các loại thực phẩm tới lượng đường trong máu. GI được World Healthy Foods chia ra làm 4 loại: rất thấp, thấp, trung bình và cao. Có 2 đơn vị đo chỉ số đường huyết là mg/dl hoặc mmol/L và đổi đơn vị 1mmol/L bằng 18 mg/dl. Một số loại thực phẩm thường ngày chứa bột đường điển hình gồm có: cơm, bún, bánh mì và sữa…

2. Bao lâu nên kiểm tra lượng đường huyết định kì?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, nếu bạn chưa từng có tiền sử bị bệnh tiểu đường thì nên kiểm tra lượng đường huyết định kỳ khoảng 6 tháng một lần. Xét nghiệm đường huyết cho biết nồng độ đường glucose trong máu. Dựa vào đó có thể đánh giá được khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể. Đồng thời có thể xác định một người có mắc các bệnh lý liên quan tới đường huyết (hạ đường huyết, tiểu đường, tiền tiểu đường…) hay không.

3. Đường huyết được phân thành mấy loại?

Chỉ số đường huyết bình thường được phân thành 4 loại. Đường huyết ngẫu nhiên, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn và HbA1C.

3.1. Đường huyết ngẫu nhiên: <140 mg/dL (7,8 mmol/l).

3.2. Đường huyết lúc đói: <100 mg/dL (< 5,6 mmol/l)

Chỉ số đường huyết lúc đói tức là trước khi ăn, được đo vào buổi sáng, sau 8 – 10 tiếng nhịn đói được thực hiện ít nhất 2 lần thử. Sau khi kiểm tra, lượng đường huyết trong máu sẽ cho kết quả như sau:
• Từ 70 – 100 mg/dL (4,0 – 5,6 mmol/L) đối với người bình thường.
• Từ 101 – 126mg/dL (5,7 – 6,9 mmol/L) đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết.
• Trên 126 mg/dL (6,9 mmol/L) đối với người mắc tiểu đường

3.3. Đường huyết sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l)

Lượng đường sau khi ăn được đo sau bữa ăn 1 – 2 tiếng, thực hiện ít nhất 2 lần thử. Sau khi kiểm tra có kết quả như sau:

3.4. HbA1C: < 5,7 %

Lượng đường huyết trong máu sau khi tiến hành xét nghiệm sẽ cho ra kết quả sau:

4. Ảnh hưởng của chỉ số đường huyết cao và thấp

Bạn hãy luôn nhớ và đảm bảo kiểm soát chỉ số đường huyết trong mức cho phép. Vì lượng đường huyết quá thấp hoặc quá cao sẽ gây nên nhiều nguy hiểm như:

5. Các cách làm giảm lượng đường huyết trong máu.

Nếu có dấu hiệu như đi tiểu nhiều lần, đói bụng dữ dội, sụt cân, mờ mắt, mệt mỏi kéo dài thì nguy cơ cao lượng đường huyết trong cơ thể đang tăng cao. Lúc này người bệnh cần:

6. Kết luận

Chỉ số đường huyết (GI) có thể được xem là chỉ số tiêu chuẩn, giúp chẩn đoán và xác định bệnh nhân có đang mắc bệnh tiểu đường hay không. Con số này sẽ thay đổi theo hoạt động trong ngày, nhất là sau quá trình ăn uống,vận động. Để biết mình có đang mắc bệnh hay không, cần tiến hành kiểm tra thường xuyên lượng đường huyết. Để có thể phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tiểu đường một cách hiệu quả. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để có thể chủ động hơn trong cuộc sống.

Medplus hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm thông tin cần thiết về sức khỏe. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ Medplus bạn nhé.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

Exit mobile version