Site icon Medplus.vn

Cối xay – Dược liệu với khả năng trị bệnh “Thần kỳ”

coi-xay-duoc-lieu-voi-kha-nang-tri-benh-than-ky

coi-xay-duoc-lieu-voi-kha-nang-tri-benh-than-ky

Cối Xay luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cối xay, Giàng xay, Kim hoa thảo, Quýnh ma, Co tó ép (Thái), Phao tôn (Tày)

Tên khoa học: Abutilon indicum (L.) Sweet

Tên đồng nghĩa: Sida indica L.

Họ: Malvaceae (Bông)

1. Đặc điểm sinh thái

Cây trưởng thành thường cao từ 1 – 1,5 met. Toàn thân cây có lông măng mềm. Lá cây cối xay có hình trái tim, ở mép lá có khía răng.

Cây nở hoa vàng, mọc riêng lẻ ở các kẽ lá. Hoa cối xay thường nở vào độ tháng 2 và tàn vào khoảng tháng 4.

Quả màu xanh, mỗi quả có đến 20 lá noãn dính nhau, trông giống cối xay. Mỗi lá noãn có chứa khoảng 3 hạt nhẵn, màu đen nhạt. Mùa quả thường rơi vào khoảng tháng 4 đến tháng 6.

2. Phân bố

Cây là một loài cây mọc hoang, phân bố ở khắp cả nước. Chúng mọc ở các bãi đất hoang, chân đồi, bờ rào, nương rẫy.

Ngoài mọc hoang, mọc dại, cây cối xay cũng được trồng để làm dược liệu.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến & bảo quản

+ Bộ phận dùng: lá, thân, vỏ thân, quả và rễ của cây cối xay để có thể sử dụng được.

+ Thu hái: Người ta thu hái cây cối xay về làm dược liệu. Hái quả vào độ tháng 5 là thích hợp nhất. Mùa cây ra hoa là thời điểm tốt nhất để thu hoạch lá, thân và rễ. Các bộ phận của cây có thể dùng tươi hoặc dùng khô.

+ Chế biến: Sau khi thu hái, chúng cần được rửa sạch đất cát, thân cây nên cắt khúc ngắn. Để giữ cây dùng dần, có thể phơi khô trong bóng râm hoặc sấy khô. Làm khô dược liệu giúp giữ dược liệu có thể sử dụng được lâu hơn.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học:

2. Tính vị

Cây cối xay có vị ngọt, tính bình, không độc

3. Tác dụng dược lý

Theo Đông y cổ truyền, cây cối xay có các tác dụng như:

Do đó, cây cối xay thường được sử dụng để điều trị các bệnh như sốt, cảm mạo, phong nhiệt, tiểu vàng đỏ, tiểu rắt buốt, phù thũng, đau đầu, lở ngứa, dị ứng,…

4. Liều dùng, cách dùng

Có rất nhiều cách dùng cây cối xay khác nhau. Bạn có thể sắc những bộ phận của cây còn tươi với nước và uống. Hoặc cũng có thể phơi khô, sao vàng, sau đó thì sắc uống. Bạn có thể sắc, hãm hoặc nấu với những loại thảo dược khác để uống.

Vỏ của thân cây, khi tước sợi ra có thể dùng những sợi màu trắng ấy làm dây buộc.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc điều trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt 1

Chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Cách thực hiện: Sắc với nước uống trong ngày, không để thuốc qua ngày.

Uống thuốc từ 3 đến 5 ngày. Không nên lạm dụng thuốc.

2. Bài thuốc điều trị cảm sốt, nhức đầu do phong nhiệt 2

Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

Cách thực hiện: Nấu các nguyên liệu với khoảng 75ml nước. Nước thuốc sắc lại còn 250ml.

Chia ra 2 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn.

3. Bài thuốc chữa tiểu tiện bí, rắt, buốt do thấp nhiệt

Bạn chuẩn bị các nguyên liệu sau:

Cách thực hiện: Làm sạch các nguyên liệu. Sau đó, nấu chúng với 650ml nước, sắc lại chỉ còn 250ml.

Chia ra 2 lần uống trong ngày, uống trước bữa ăn. Hãy kiên trì dùng thuốc liên tục trong vòng 10 ngày.

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp

Bạn cần chuẩn bị:

Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo. Sau đó thái nhỏ, mang đi phơi khô và hãm lấy nước uống. Uống nước thay trà trong ngày.

Dùng bài thuốc này mỗi ngày, trong vòng 1 tháng.

5. Bài thuốc điều trị triệu chứng mề đay

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Cách thực hiện: Hầm thịt lợn với cây cối xay. Hầm chín, sau đó ăn thịt lợn và uống nước canh thuốc. Chỉ sử dụng nước hầm trong ngày.

Dùng thuốc từ 7 đến 10 ngày.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Bạn cần lưu ý một số điều khi sử dụng cây cối xay:

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Exit mobile version