Site icon Medplus.vn

Cơn đau chuyển dạ mẹ bầu cần lưu ý

Những điều chồng cần làm khi vợ sinh con 1 - Medplus

Cơn đau chuyển dạ mẹ bầu cần lưu ý

Cơn đau chuyển dạ là lúc mẹ bầu nên có mặt ở bệnh viện, vì lúc này bé sẽ ra đời bất cứ thời điểm nào khi có dấu hiệu của cơn gò chuyển dạ.

Cơn đau chuyển dạ báo hiệu tử cung chuyển dạ

Không giống như cơn gò Braxton – Hicks, một khi cơn gò tử cung chuyển dạ thực sự xảy ra, chúng sẽ giảm đi và biến mất với những biện pháp đơn giản như uống nước hay nghỉ ngơi. Thay vì thế, những cơn đau này sẽ ngày càng tăng lên về cường độ cũng như thời gian và khoảng cách giữa các cơn gò. Tất cả những cơn gò này giúp cổ tử cung mở rộng và chuẩn bị cho em bé chào đời.

Xảy ra ở thời kỳ đầu tiên của chuyển dạ

Trong thời kỳ này, các cơn co thắt thường xuất hiện cách nhau ba mươi phút và không phải quá đau đớn. Dần dần, bạn sẽ cảm nhận các cơn co thắt mạnh hơn và thường xuyên hơn, đến khi chúng cách nhau khoảng 5 phút. Đây là cơn đau chuyển dạ mẹ bầu mới bước vào giai đoạn chuyển dạ đầu.

Phần lớn sản phụ đều trải qua giai đoạn này tại nhà. Giữa các kỳ co thắt, bạn sẽ có đủ thời gian để chuẩn bị di chuyển đến bệnh viện. Hãy thông báo với bác sĩ của bạn và giữ liên lạc cho đến khi bạn nhập viện an toàn nhé!

Trong lúc này, bạn hãy cố gắng đi lại xung quanh và điều tiết hơi thở của mình. Việc này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và dễ sinh hơn.

Có một số trường hợp, thời kỳ này diễn ra khá lâu. Bạn có thể tranh thủ nghỉ ngơi, nằm nghiêng một bên người sẽ giúp bạn thoải mái hơn đấy. Bạn cũng có thể ăn một ít thức ăn nhẹ nhàng, hãy tránh ăn những đồ dầu mỡ. Bạn nên uống nhiều nước lọc hay các loại nước không có đường để tránh gây ra buồn nôn.

Cơn đau chuyển dạ cổ tử cung mở ra

Thời điểm này, các cơn co thắt cách nhau khoảng 4-5 phút và kéo dài khoảng một phút. Bạn nên di chuyển đến bệnh viện để chuẩn bị sinh con.

Sau khoảng vài tiếng đồng hồ, cổ tử cung của mẹ bầu có thể mở từ 4 đến 8cm. Nếu bạn thấy đau, hãy thử thay đổi tư thế của mình. Có đôi khi bạn phải thay đổi tư thế vài lần để có thể thoải mái hơn với các cơn co thắt. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoay chuyển hông, động tác này giúp em bé di chuyển xuống tử cung nhanh chóng hơn.

Bạn hãy thử hít sâu khi cơn đau chuyển dạ bắt đầu, và thở nhẹ ra theo mỗi lần co thắt.

Thông thường, các sản phụ không thể di chuyển hay nói chuyện vì các cơn co thắt lúc này khá mạnh. Hãy tranh thủ thời gian giữa các lần co thắt để giữ sức. Điều tiết hơi thở có thể giúp ích phần nào khi gặp các cơn co thắt. Bạn hãy thử hít sâu khi cơn co thắt bắt đầu, và thở nhẹ ra theo mỗi lần co thắt. Cố hít thở đều đặn và nhẹ nhàng nhé!

Cơn đau chuyển dạ chuẩn bị chuyển dạ sắp sinh

Thời điểm này, các cơn co thắt của bạn sẽ kéo dài hơn, thường xuyên và mạnh hơn. Thông thường mỗi cơn co thắt kéo dài khoảng 90 giây và cách nhau từ 2 đến 3 phút.

Các mẹ bầu đang chuyển dạ có thể cảm thấy sợ hãi hay cáu giận. Nếu thấy người run rẩy hoặc buồn nôn, cảm giác cơ thể mình quá nóng hay quá lạnh. Hãy báo ngay cho bác sĩ vì đây không phải là dấu hiệu thông thường.

Các cơn đau chuyển dạ chuyển dạ sẽ kéo dài hơn, thường xuyên và mạnh hơn.

Mười phút hoặc một tiếng sau đó, có thể là thời điểm chuyển dạ của bạn. Lúc này, cổ tử cung đã mở hoàn toàn đến 10cm và cơ thể bạn đã sẵn sàng đón em bé chào đời. Khoảng thời gian tử cung giãn từ 5cm đến lúc đạt 10cm sẽ kéo dài nhanh hơn nhiều so với thời gian đầu. Đây chính là cơn đau chuyển dạ mẹ sắp sinh bé.

Trong giai đoạn chờ sinh, bạn hãy cố gắng thư giãn, tìm một tư thế thoải mái và tránh hoảng sợ hay lo lắng quá. Có chồng hay người thân bệnh cạnh cũng giúp ích rất lớn trong giai đoạn này.

Xem bài viết liên quan:

Bất ngờ với tâm lý của các ông bố khi vợ chuyển dạ

Mẹ có hông to sinh con thông minh, có thậy là như vậy?

Mẹ bầu thường rất sốc khi nhìn bé vừa chào đời: lí do là đây!

Làm sao để cơ thể khỏe nhanh sau sinh?

Phương pháp mổ sinh con có ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ sau này?

Mẹ bầu sinh khó khi có những thói quen xấu trong thai kỳ

5 Bí quyết cân bằng cuộc sống cho mẹ bầu sau sinh

Những điều mẹ sẽ đối mặt sau khi sinh con

Nguồn: Tổng Hợp

Đừng quên ghé Medplus.vn để cập nhật tin tức tổng hợp nhé!

Exit mobile version