Site icon Medplus.vn

Cốt Toái Bổ | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

Cốt toái bổ Có khả năng bổ thận, trị đau xương, hành huyết phá huyết ứ, làm thuốc hòa hoãn, sát trùng đỡ đau. Dùng chữa đập xương, đau xương, bong gân, sai khớp, tai ù răng đau, thận hư. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu cốt toái bổ hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Cốt toái bổ; Bổ cốt toái; Co tạng tố; Cây tổ phượng, Cây tổ rồng,…

Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm.

Họ: Polypodiaceae (Dương xỉ)

Đặc điểm dược liệu

Cây sống riêng trên các hốc đá, mọc trên những đám rêu, hoặc sống trên các thân cây lớn như cây đa, cây si. Cây sống lâu năm, có thân rễ dày mẫm, phủ nhiều vẩy màu vàng, bóng. Có hai loại lá: Lá bất thụ, không cuống màu nâu, hình trứng 5-8cm, rộng 3-6cm, phía cuống hình tim, có thùy, gân nổi rõ. Lá hữu thụ, màu xanh nhẵn, đơn xẻ thùy lông chim, dài 25-40cm, cuống có dìa, cỏ thùy thuôn, tù ở đầu, dài 5- 6cm, có mạng, ổ tử nang nhiều, xếp thành một hàng ở mỗi bên gân chính, hình tròn, không có áo tử nang.

Ở Việt Nam có mấy loài cốt toái bổ đều được dùng làm thuốc như Drynaria fortunei J. Sm., Drynaria bonii Christ. Drynaria fortunei có lá xẻ răng cưa, bào tử xếp đều đặn, còn Drynaria bonii có lá mép lượn sóng, bào tử xếp không đều.

Bộ phận dùng

Thân rễ củ đã được phơi/ sấy khô.

Thu hái và chế biến

Rễ củ của cốt toái bổ có thể được thu hái quanh năm nhưng thường tập trung vào tháng 4 – 8. Sau khi hái về đem cắt bỏ rễ con, cạo bỏ lông phủ bên ngoài và đem rửa sạch. Sau đó cắt thành từng miếng, đem phơi/ sấy khô dùng dần.

Hoặc có thể bào chế bằng cách rửa sạch thân rễ, cạo bỏ lông, thái mỏng và phơi khô. Khi dùng có thể tẩm rượu/ mật ong, sao qua dùng dần.

Dược liệu sau khi bào chế là đoạn thân rễ dẹt, dài khoảng 5 – 15cm, rộng 1 – 3cm và có bề dày khoảng 3mm. Dược liệu thường cong queo và phủ một lớp lông dày đặc có màu nâu đến nâu đen. Cắt ngang sẽ thấy có màu nâu, chất cứng và có những đốm vàng nhỏ xếp thành một vòng.

Phân bố

Mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối vùng rừng núi nước ta. Còn có mọc ở Lào, Trung Quốc (miền Trung và miền Nam).

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Trong cốt toái bổ Drymria fortunei có hesperi- din (C A., 1970,73, 11382j) và 25-34,89% tinh bột (Trung Quốc thực vật chí, 1961, 447).

Tính vị

Vị đắng, tính ấm.

Quy kinh

Qui vào kinh Thận và Can.

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Cách dùng và liều lượng

Dược liệu được dùng ở dạng ngâm rượu hoặc sắc uống với liều dùng 10 – 20g/ ngày. Ngoài ra có thể dùng cốt toái bổ ở dạng đắp ngoài.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Món ăn chữa chứng đau nhức răng, thận hư yếu và tai ù

Bài thuốc trị răng chảy máu, răng long và đau nhức răng do thận hư

Bài thuốc chữa gãy xương kín và chấn thương phần mềm

Bài thuốc giúp phòng ngừa nhiễm độc Streptomycin

Bài thuốc chữa đau lưng gối mỏi do thận hư yếu

Bài thuốc trị viêm chân răng, răng lung lay, chảy máu, gân cốt tổn thương

Bài thuốc chữa gãy xương lâu liền và chứng suy nhược cơ thể ở người cao tuổi

Bài thuốc chữa chứng phong thấp thuộc huyết

Bài thuốc chữa thấp khớp mãn tính thuộc thể nhiệt

Bài thuốc chữa máu tụ và bong gân do chấn thương

Bài thuốc trị chứng phong thấp do huyết

Bài thuốc chữa chứng khô miệng, toàn thân mệt mỏi, đầu nặng, chân tay bủn rủn, thận hư yếu

Bài thuốc giúp bồi bổ gân xương

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng cốt toái bổ cần lưu ý:

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version