Cốc nha hay còn được gọi là mạch nha, đại mạch,… có công dụng chữa đau bụng, ly, khó tiêu, giúp lợi sữa. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu cốc nha hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Mạch nha; Đại mạch; Cốc nha
Tên khoa học: Hordeum sativum Jess. var. vulgare Hack
Họ: Poaceae (Lúa)
Đặc điểm dược liệu
Cốc nha chính thức là hạt lúa mạch Hordeum sativum Jess. var. vulgare Hack hoặc một loài Hordeum khác thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae) cho mọc mầm rồi sấy khô ở nhiệt độ dưới 60oC.
Ở Việt Nam ta vì chưa có lúa mạch, vẫn dùng hạt thóc tẻ (thóc chiêm hay thóc mùa đều được) Oryza sativa L. var. utilissima cùng họ để ngâm cho nẩy mầm rồi phơi khô, gọi là cốc nha.
Bộ phận dùng
Hạt của cây là bộ phận được sử dụng để làm vị thuốc.
Thu hái và chế biến
Lúa mạch ngâm trong nước 1 ngày sau đó đặt vào rổ.
Vảy nước lên lúa mạch hằng ngày cho tới khi lên mầm.
Phân bố
Chủ yếu ở các vùng trung lưu và thượng lưu của sông Hoàng Hà.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Cốc nha chứa tinh bột, chất béo, protid, men chuyển hoá đường, matose, saccharose glucose, sinh tố B, lexitin, các men amylase, mantase.
Tính vị
Vị ngọt và tính ôn.
Quy kinh
Tỳ, vị và can.
Tác dụng dược lý
Cốc nha có men amylase có tác dụng trợ tiêu hóa, trị được bệnh cước khí.
Cách dùng và liều lượng
Dùng sống hoặc sao lên.
Liều dùng 10-15g.
3. Bài thuốc chữa bệnh
Trị chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bụng đầy đau
Sao Cốc nha, Sao Mạch nha, Tiêu Sơn tra, Tiêu thần khúc đều 10g, Sao La bạc tử 6g, sắc uống.
Sao Cốc nha 10g, Thương truật, Kê nội kim, Chích thảo đều 6g, sắc uống.
Trị chứng chán ăn do tỳ vị hư nhược
Cốc thần hoàn, Cốc nha 15g, Chích thảo 6g, Sa nhân 5g, Bạch truật 10g, sắc nước uống.
Trị bệnh hư phù (do thiếu sinh tố B1), ăn không tiêu, biếng ăn, bao tử không tiêu hóa được chất bột
Cốc nha sao vàng tán nhỏ mỗi lần uống 12g/2-3 lần ngày. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
– Phụ nữ sau sinh căng sữa đau, hoặc dùng cho các bà mẹ khi muốn ngưng cho con bú (dứt sữa) để bầu sữa đỡ bị căng tức. Cốc nha 10-12g. Sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Trị chứng rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bụng đầy đau
Cốc nha (sao), Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc đều 10g, La bạc tử 6g. Sắc uống. Hoặc dùng Bài Cốc nha 10g, Thương truật, Kê nội kim, Chích thảo đều 6g. Sắc uống. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Khó tiêu, biểu hiện như chán ăn và chướng bụng đau thượng Vị
Cốc nha 20g, Sơn tra 14g, Thần khúc 12g, Kê nội kim 12g. Sắc uống ngày một thang. (Kinh Nghiệm Dân Gian).
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng cốc nha cần lưu ý: Không tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý hay hướng dẫn của các y bác sĩ. Tỳ Vị không có tích trệ, khi dùng cần cẩn thận

5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: