Site icon Medplus.vn

Củ Gấu Tàu và TOP 4 bài thuốc Trừ Thấp, Chỉ Thống hiệu quả

10 cu gau tau 1 - Medplus

Củ Gấu Tàu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng việt: Ô Đầu Việt Nam, Củ gấu tàu, Củ ấu tàu

Tên khoa học: Aconitum fortunei Hemsl

Tên đồng nghĩa: Aconitum kusnezoffii Reichb  var bodinieri Fin. et Gagnep.

Họ: Ranunculaceae (Mao lương)

1. Đặc điểm dược liệu

Đây là một loại cỏ cao 0,6-1m, thân mọc thẳng đứng, có lông ngắn. Lá hình mắt chim. Chia thành 3 thùy, đường kính 5-7cm, thùy hơi hình trứng dài, có răng cưa ở nửa trên. Hoa lớn, màu xanh tím mọc thành chùm dày dài 5-15cm. Lá bắc nhỏ. Đài sau giống hình mũ nông. Quả có 5 đại, mỏng như giấy, dài 23mm, hạt có vẩy ở trên mặt.

2. Bộ phận dùng

Rễ củ của cây được sử dụng để làm thuốc. Củ ấu tàu là phần củ cái (rễ chính) của cây.

3. Phân bố

Cây củ gấu tàu phân bố nhiều ở các tỉnh của Trung Quốc. Ở nước ta, loài thực vật sinh sống chủ yếu tại những vùng núi cao ở các tỉnh Tây Bắc.

4. Thu hái – sơ chế

Để đảm bảo rễ có phẩm chất tốt, nên thu hái vào mùa thu (thời điểm trước khi cây ra hoa). Sau khi thu hoạch về đem rửa sạch rồi chia củ lớn và củ nhỏ, sau đó đem phơi hoặc sấy khô để dùng dần. Dược liệu ấu tẩu có độc tố mạnh nên cần bào chế bằng cách ủ với muối (diêm phụ), tẩm với nước đậu đen (hắc phụ) để làm giảm độc tính của thuốc.

Bạn có thể tham khảo bài viết về dược liệu Ô đầu để được hướng dẫn cụ thể về phương pháp bào chế củ gấu tàu.

5. Bảo quản

Củ gấu tàu được xếp vào nhóm thuốc độc bảng A. Vì vậy khi bảo quản, cần để trong lọ kín và đặt ở nơi thoáng mát, khô ráo,… Vị thuốc này dễ bị mối mọt nên thỉnh thoảng cần đem phơi sấy để tránh hư hại.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần dược liệu

Ô đầu của ta chứa chừng 5 phần nghìn ancaloid toàn phần, tan trong nước. Củ con chứa nhiều ancaloid hơn. Khi xác định liều tối đa gây độc, người ta thấy những ancaloit đó có độ độc của aconitin. Khi bị phá hủy các ancaloid đó sẽ cho các chất ít độc hơn. Có tác giả sau khi nghiên cứu, đã đề nghị dùng ô đầu Việt Nam thay ô đầu của châu Âu

2. Tính vị

Vị cay, đắng, tê, tính rất nóng và có độc mạnh.

3. Quy kinh

Quy vào 12 kinh mạch, trong đó tác động mạnh nhất vào kinh Tỳ, Thận, Tâm và Can

4. Tác dụng dược lý

 Theo y học cổ truyền:

 Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

5. Cách dùng – liều lượng

Củ gấu tàu chứa độc tính mạnh nên chủ yếu được sử dụng ở dạng ngâm rượu và dùng xoa bóp (không dùng cho vết thương hở). Ngoài ra dược liệu cũng được dùng ở ngâm rượu hoặc sắc uống với liều dùng 3 – 4g/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị trật khớp, bong gân và phong thấp

2. Bài thuốc trị hàn thấp chân tay tê đau và chứng phong thấp

3. Bài thuốc trị viêm khớp mãn tính gây đau nhức, tê bì và giảm khả năng vận động

4. Bài thuốc trị khớp sưng đỏ, đau và khó co duỗi

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Không dùng bài thuốc có ẩu tẩu khi có vết thương hở, không được uống. Đặc biệt người bị tình trạng âm hư dương thịnh, phụ nữ có thai không được dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Exit mobile version