Site icon Medplus.vn

Củ Kiệu và những tác dụng thần kì trong Y học

1 8 - Medplus

Được biết đến hàu hết là một món ăn kèm không thể thiếu trong những ngày Tết, Củ Kiệu trong Y học còn là một loại dược liệu dùng để chửa trị nhiều loại bệnh. Cùng Mesplus tìm hiểu về “thảo dược” thần kì này nhé!

Củ Kiệu và những tác dụng thần kì trong Y học

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Kiệu, Dã phỉ, Giối banh

Tên khoa họcAllium chinensis G. Don

Họ: Alliaceae (Hành)

Đặc tính cây

Nơi sinh sống và đặc điểm sinh thái

Bộ phần dùng

Cả cây (bỏ rễ).

Thành phần hoá học, tính vị và công năng

Thành phần hoá học

Thân hành cây kiệu chứa chinenosid II. Dịch chiết methanol kiệu cho các saponin steroid. Dịch chiết kiệu chứa laxogenin là hoạt chất có tác dụng kháng u cao (CA 114: 135660 h)

Tính vị và công năng

Kiệu có vị cay đắng, tính ấm; có tác dụng làm ấm bụng, tán khí kết, khỏi đầy hơi, bổ thận khí, mạnh dương; còn có tác dụng lợi tiểu.

Thành phần hoá học, tính vị và công năng của cây kiệu

Công dụng của củ kiệu

Củ kiệu cũng dùng chữa đái dắt và bạch trọc như hành củ. Lại dùng chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, trị lỵ, ngã ngất hôn mê, bỏng.

Nếu ăn được đều thì chịu được rét lạnh, bổ khí, điều hòa nội tạng, cho người ta béo khoẻ.

Bài thuốc:

  1. Chữa phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng, thai không yên: Dùng Kiệu 32g, Đương quy 8g, sắc uống.
  2. Chữa đi lỵ: Dùng một nắm Kiệu nấu cháo ăn.
  3. Chữa tự nhiên ngã ngất hôn mê như chết, hoặc trong khi ngủ mà bỗng dưng bị chết là do trúng khí độc: Lấy Kiệu giã vắt lấy nước cốt, nhỏ vào mũi sẽ tỉnh.
  4. Chữa bị bỏng: Dùng Kiệu giã nhỏ, hoà với mật, vắt lấy nước bôi thì chóng lành (theo Lê Trần Đức).

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn: Tracuuduoclieu.vn

Exit mobile version