Site icon Medplus.vn

Đau thắt lưng kéo dài liệu có nguy hiểm không?

đau thắt lưng

đau thắt lưng

Đau thắt lưng là gì?

Đau thắt lưng hay còn gọi là đau lưng vùng thấp (Low back pain) là hội chứng thường gặp có biểu hiện đau khu trú ở vùng lưng từ đốt sống L1 đến nếp lằn mông ở một hoặc cả hai bên của cơ thể.

Cột sống hay còn gọi là thắt lưng, bao gồm thắt lưng trên (phần cổ, ngực) và thắt lưng dưới (phần còn lại). Cột sống là bộ phận có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Dể bị thương tổn, biến đổi cấu trúc gây ra các cơn đau thắt lưng từ ngắn hạn đến mạn tính. 

Chính vì vai trò chịu lực trong cơ thể nên cột sống rất dễ bị chấn thương gây tê đau. Đặc biệt là ở vùng thắt lưng dưới, làm hạn chế vận động.

Nguyên nhân của tình trạng đau thắt lưng?

Hội chứng đau thắt lưng nguồn gốc đau từ cột sống. Phần lớn các cơn đau lưng dưới là kết quả của một chấn thương, như bong gân cơ hoặc do chuyển động đột ngột hoặc do sai tư thế trong khi nâng vật nặng. Nhiều trường hợp do bẩm sinh cong vẹo cột sống, đè lên dây chằng, cơ bắp gây đau nhức.

Trên thực tế lâm sàng cũng có rất nhiều bệnh khác cũng có triệu chứng đau thắt lưng dưới như các bệnh về đường tiết niệu, sinh dục, các khối u trong ổ bụng…

Một số ví dụ nguyên nhân cơ học gây ra các cơn đau thắt lưng:

Bong gân:

Bong gân dẫn đến căng dây chằng hoặc rách dây chằng, cả hai có thể xảy ra do xoắn hoặc nâng vật không đúng cách, nâng vật quá nặng. Những cử động như vậy có thể kích hoạt cơn co thắt ở cơ lưng, dẫn tới đau.

Thoái hóa đĩa đệm:

Nguyên nhân vì cột sống vùng lưng và thắt lưng thường phải chịu áp lực nhiều hơn so với những khớp khác, khiến cho đĩa đệm nhanh chóng bị thoái hóa, nứt, rách hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Nhiều trường hợp đè vào dây thần kinh, tạo ra các cơn tê đau lan xuống chân, gây khó khăn khi đi lại. Đôi khi những đĩa đệm này có thể phình ra, thoát vị hoặc vỡ dẫn tới sự chèn ép các dây thần kinh gây cảm giác đau thắt lưng, ngứa ran và tê.

Bệnh lý rễ dây thần kinh:

Tình trạng gây ra bởi sự chèn ép, viêm, tổn thương đối với rễ thần kinh tại cột sống. Áp lực lên rễ thần kinh dẫn đến đau, tê hoặc cảm giác ngứa ran di chuyển hoặc lan tỏa ra các khu vực khác của cơ thể theo đường đi của chính dây thần kinh đó.

Đau dây thần kinh tọa:

Biểu hiện bởi cảm giác đau dọc từ thắt lưng dưới xuống hai chi, thường do hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm hay thoái hóa cột sống gây ra. Có thể đến từ từ hoặc xuất hiện một cách đột ngột khi người bệnh mang vác vật nặng. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rối loạn giao cảm, tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát, khiến bệnh nhân bị mất khả năng vận động.

Chấn thương:

Chơi thể thao, tai nạn xe hơi hoặc ngã có thể làm tổn thương gân, dây chằng hoặc cơ dẫn đến đau thắt lưng. Chấn thương cũng có thể làm cho cột sống bị chèn ép quá mức, do đó có thể làm cho đĩa đệm bị vỡ hoặc thoát vị, gây áp lực lên bất kỳ dây thần kinh nào bắt nguồn từ tủy sống.

Hẹp cột sống:

Áp lực lên tủy sống và dây thần kinh có thể gây đau hoặc tê khi đi bộ và theo thời gian dẫn đến yếu chân và mất cảm giác.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau thắt lưng

Đau thắt lưng hiếm khi liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng, nhưng khi bệnh xảy ra, người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức. Các nguyên nhân nghiêm trọng bao gồm: nhiễm trùng, phình động mạch chủ, hội chứng chùm đuôi ngựa, khối u,…

Dấu hiệu của bệnh đau thắt lưng

Đau thắt lưng sẽ có các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân. Trong đó,đau thần kinh tọa được xem là cơn đau nghiêm trọng và gây ảnh hưởng nhiều nhất. Có thể chia các nhóm cơn đau như:

  1. Đau thắt lưng âm ỉ kéo dài, thi thoảng đau buốt lưng.
  2. Đau lưng kèm tê chân, mỏi gối.
  3. Đau thắt lưng buồn nôn.
  4. Ngồi lâu đau thắt lưng.

Đau lưng gây khó khăn khi xoay trở, hoạt động. Người bệnh cần khẩn trương tới bệnh viện đau sau khi ngã hoặc có sốt, bị đau lưng đi kèm với đau buốt khi đi tiểu. Riêng khi xảy ra các triệu chứng tê ở háng, chân, yếu chân hay mất kiểm soát ruột, bàng quang thì bệnh gây đau lưng đã quá nghiêm trọng, cần phải nhập viện ngay.

Đau thắt lưng có nguy hiểm không?

Các vấn đề về lưng có thể gây đau do các bộ phận khác của cơ thể và tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cơn đau thường biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu xảy ra với các triệu chứng sau đây, người bệnh nên đi khám bác sĩ, như: 

Đau thắt lưng bắt nguồn từ nhiều nguyên do khác nhau. Nếu cơn đau dai dẳng kèm theo các triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm. Hãy đến bác sĩ ngay nhé.

Đau thắt lưng cần bổ sung gì?

Bổ sung những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe sẽ giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị cho người bệnh. Theo các chuyên gia, những thực phẩm tốt nhất cho người bệnh đau lưng là:

Bổ sung các chất dinh dưỡng là một cách để phòng ngừa bệnh

Chẩn đoán bệnh đau thắt lưng

Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn đau thắt lưng, bác sĩ cần thăm hỏi bệnh sử để biết được nguồn gốc cơn đau của bạn. Bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng để xác định nơi bạn cảm thấy đau. Kiểm tra thể chất, kiểm tra phản ứng và phản xạ của bạn. Xác định đau thắt lưng có ảnh hưởng dây thần kinh hay không. Tùy theo triệu chứng bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm khác nếu cần thiết. 

Nếu cơn đau vẫn kéo dài dai dẳng khi đã điều trị tại nhà, bác sĩ có thể yêu cầu bổ sung.

Một số phương pháp xét nghiệm thông dụng cho bệnh đau thắt lưng: 

  1. Chụp X-quang: Xem xét tình trạng liên kết của xương vùng cột sống và thắt lưng, tìm kiếm dấu hiệu viêm khớp hoặc gãy xương.
  2. Chụp MRI: Cho thấy hình ảnh của các mô, cơ, tình trạng dây chằng, mạch máu và xương vùng cột sống, thắt lưng.
  3. Điện cơ: Kỹ thuật ứng dụng để đo các xung điện của dây thần kinh truyền đến cơ bắp. Nếu có vấn đề với dây thần kinh, có thể người bệnh đau thắt lưng là do thoát vị hoặc hẹp ống sống.

Phương pháp điều trị đau thắt lưng

Điều trị tại nhà

Ở mức độ nhẹ hoặc cấp tính, người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm không chứa steroid để giảm đau. Tuyệt đối không dùng thuốc giảm đau không có chỉ thị của bác sĩ. Kèm theo chườm nóng, chườm lạnh để tình trạng đau đớn không xảy ra bất ngờ nữa. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi điều độ, không hoạt động quá sức. Nên vận động nhẹ nhàng để cải thiện sức mạnh cho cơ bắp. 

Phương pháp tự chăm sóc rất hữu ích trong 72 giờ đầu tiên sau khi cơn đau bắt đầu. Nếu cơn đau không cải thiện sau 72 giờ điều trị tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Điều trị y tế

Đối với trường hợp bệnh nặng hơn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho người bệnh. Đồng thời khuyến nghị ứng dụng vật lý trị liệu để giảm đau. Kèm theo là các bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng lưng, bụng. Tăng sự dẻo dai cho các khớp xương khu vực này. 

Phẫu thuật cho đau lưng

Trong trường hợp đau thắt lưng quá nghiêm trọng, thường gây ra do các bệnh lý điển hình như thoát vị đĩa đệm thì người bệnh có thể cần phải phẫu thuật. Thông thường là phẫu thuật Fusion giúp chèn các mảnh xương giữa các đốt sống và nẹp chúng lại bằng kim loại. 

Phương pháp khác là thay mới đĩa đệm bằng cách chèn đĩa đệm nhân tạo vào giữa hai đốt sống. Nếu địa đệm chèn vào dây thần kinh làm suy giảm chức năng của cơ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu cắt bỏ địa đệm. Và một loại phẫu thuật nữa là bỏ một phần đốt sống nếu nó chèn ép lên tủy sống của người bệnh.

Cách phòng ngừa bệnh đau thắt lưng

Một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh đau thắt lưng:

Tập các bài tập bụng và lưng đều đặn giúp ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ 

Đau thắt lưng không phải là căn bệnh hiếm gặp. Có lẽ vì thế mà nhiều người vẫn còn thờ ơ, chủ quan trước những dấu hiệu bệnh. Nhiều người vẫn hay cho rằng đau thắt lưng vẫn thường xảy ra, nghỉ ngơi sẽ hết nên không cần phải lo lắng làm gì. Để rồi đến khi bệnh trở nặng thì trở tay không kịp. 

Bệnh nào cũng là bệnh, các dấu hiệu đều là một lời cảnh báo. Nên trang bị cho mình sẵn kiến thức để có các biện pháp xử lý đúng. Chủ động tìm hiểu về bệnh là một cách để bảo vệ mình cũng như người thân. 

Nếu cơn đau kéo dài và gây trở ngại cho bạn, hãy đến gặp bác sĩ để tư vấn và chữa trị kịp thời. Đừng tự ý dùng thuốc khi chưa được kê đơn bạn nhé. 

Các bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Exit mobile version