Site icon Medplus.vn

DHA là gì? Vai trò, công dụng của DHA đối với cơ thể.

DHA là gì?

DHA (Docosahexaenoic Acid) là một loại axit béo omega-3. Nó được tìm thấy nhiều trong tảo và thịt của các loài cá nước lạnh như: cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá bơn,…

DHA rất tốt cho người bệnh tim mạch và cholesterol cao. Nó còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các mô mắt và thần kinh. Vì thế, DHA có tác dụng trong việc tăng cường trí nhớ, kỹ năng tư duy, giúp phát triển trí não cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hỗ trợ điều trị cho một số rối loạn mắt và nhiều tình trạng khác.

Nhiều người hay nhầm lẫn DHA với EPA ( Eicosapentaenoic Acid). Cả hai đều có trong dầu cá, nhưng chúng không giống nhau. DHA có thể chuyển đổi thành EPA trong cơ thể với số lượng rất nhỏ.

 

Công thức hóa học của Docosahexaenoic Acid

10 công dụng của DHA đối với sức khỏe.

1/ Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Chất béo omega-3 thường được các bác sĩ khuyên dùng cho sức khỏe tim mạch. Đặc biệt là các axit béo omega-3 chuỗi dài có trong dầu cá như DHA và EPA. Một số nghiên cứu đã chứng minh chúng cải thiện nhiều yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như:

Mặc dù cả DHA và EPA đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch, nhưng DHA có thể hiệu quả hơn trong việc tăng chỉ số omega-3, giảm triglyceride và cải thiện nồng độ cholesterol.

Chất béo Omega – 3 tốt cho tim mạch

2/ Giảm huyết áp và hỗ trợ lưu thông máu.

DHA hỗ trợ hoạt động của các động mạch, cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp. Điều này có thể giúp giảm các cơn đau tim và nguy cơ đột quỵ.

Một đánh giá của 20 nghiên cứu cho thấy rằng DHA và EPA có khả năng làm giảm huyết áp. Mặc dù mỗi chất béo ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau. DHA làm giảm huyết áp tâm trương trung bình 3,1 mmHg. Trong khi đó, EPA giảm huyết áp tâm thu trung bình 3,8 mmHg. Huyết áp tâm thu tăng là yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn huyết áp tâm trương (đối với người trên 50 tuổi). Tuy nhiên, huyết áp tâm trương tăng cũng làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

DHA hỗ trợ lưu thông máu

3/ Giảm nguy cơ sinh non.

Sinh con trước 34 tuần mang thai được coi là sinh non và làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe của em bé. Những người phụ nữ tiêu thụ từ 600-800 mg DHA mỗi ngày trong thai kỳ giúp giảm tỷ lệ sinh non từ 40%-60%.

Do đó, phụ nữ cần đảm bảo bổ sung đủ lượng DHA khi mang thai – thông qua chế độ ăn uống hoặc các loại thực phẩm chức năng.

4/ Giúp phát triển não và mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

DHA rất quan trọng đối với sự phát triển trí não và thị giác của trẻ nhỏ. Nó được truyền từ người mẹ sang trẻ sơ sinh trong giai đoạn mang thai (đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kì) cũng như qua sữa mẹ. Đáng chú ý, trẻ sinh non có nhu cầu DHA cao hơn vì phần lớn chất béo này được thai nhi hấp thu trong tam cá nguyệt thứ ba.

Trong một nghiên cứu ở 82 trẻ sơ sinh, lượng DHA của các bà mẹ hấp thu trong thai kỳ quyết định 33% sự khác biệt về khả năng giải quyết vấn đề của trẻ ở độ tuổi từ 0 – 1 tuổi. Những bà mẹ bổ sung đầy đủ DHA trong quá trình mang thai thì con sinh ra có sự phát triển thần kinh vận động tốt hơn, thông minh hơn.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên có nhu cầu DHA lớn hơn. Khi bộ não đang phát triển nhanh chóng, trẻ cần một lượng lớn DHA để hình thành các cấu trúc màng tế bào quan trọng trong não và mắt.

Docosahexaenoic Acid giúp phát triển trí não cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

5/ Cải thiện chứng rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD).

ADHD là chứng rối loạn hành vi, đặc trưng bởi các hành động bốc đồng và khó tập trung. Bệnh thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành. Những trẻ em và người lớn mắc bệnh ADHD thường có nồng độ DHA trong máu thấp hơn người bình thường.

Bổ sung DHA cho người bị ADHD giúp cải thiện khả năng tập trung và kiểm soát hành vi. Một nghiên cứu đã cho 362 trẻ mắc bệnh ADHA dùng 600mg DHA mỗi ngày trong suốt 16 tuần. Kết quả cho thấy:

6/ Tác dụng giảm viêm.

Chất béo omega-3 như DHA có tác dụng chống viêm. Chúng có tác dụng cân bằng lượng chất béo omega-6 gây viêm. Docosahexaenoic Acid cũng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính phổ biến theo tuổi tác như bệnh tim và viêm nướu. Ngoài ra, chúng còn cải thiện các tình trạng viêm khớp dạng thấp, đau khớp.

Một nghiên cứu kéo dài 10 tuần ở 38 người bị viêm khớp dạng thấp đã chứng minh: việc sử dụng 2.100 mg DHA mỗi ngày làm giảm số lượng khớp bị sưng xuống 28% so với dùng giả dược.

Viêm khớp dạng thấp

8/ Cải thiện tình trạng mắt.

DHA và các chất béo omega-3 khác làm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD). Chúng còn  cải thiện tình trạng khô mắt và các bệnh mắt do tiểu đường (bệnh võng mạc). Ngòai ra, DHA được chứng minh có khả năng làm giảm sự khó chịu khi đeo kính áp tròng.

Chức năng giảm huyết áp và hỗ trợ lưu thông máu của DHA cũng là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp – một căn bệnh làm xói mòn thị lực.

9/ Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Viêm mãn tính là một tác nhân gây ung thư. DHA có thể giúp giảm nguy cơ ung thư thông qua các tác dụng chống viêm. Các nghiên cứu về tế bào cho thấy DHA có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Một số ít nghiên cứu chỉ ra rằng chúng gia tăng hiệu quả của thuốc chống ung thư và phương pháp hóa trị.

Cơ thể hấp thụ đủ chất béo omega-3 có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư thấp hơn, bao gồm cả ung thư trực tràng, tụy, vú và tuyến tiền liệt.

DHA làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

10/ Hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới.

Gần 50% các trường hợp vô sinh là do yếu tố sức khỏe sinh sản của nam giới. Lượng chất béo trong chế độ ăn uống đã được chứng minh có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh trùng. Trên thực tế, tình trạng thiếu DHA là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng chất lượng tinh trùng thấp. Cung cấp đầy đủ DHA giúp tăng phần trăm tinh trùng sống, gia tăng sức khỏe tinh dịch và khả năng vận động của tinh trùng.

Thiếu hụt DHA dẫn đến những hậu quả gì?

DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của các mô mắt và thần kinh. Việc thiếu hụt chúng gây ra những hậu quả nghiêm trọng như:

Nguồn thực phẩm hàng đầu giàu DHA.

DHA chủ yếu được tìm thấy trong hải sản, chẳng hạn như cá, động vật có vỏ và tảo.

Một số loại cá và các sản phẩm từ cá là nguồn cung cấp tới vài gram DHA/khẩu phần ăn. Bao gồm: cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi và trứng cá muối. Các loại dầu cá, như dầu gan cá tuyết, có thể cung cấp tới 1 gram DHA trong một muỗng canh (15 ml).

Ngoài ra, một lượng nhỏ DHA có trong thịt và sữa từ động vật ăn cỏ và trứng giàu omega-3.

Lưu ý khi sử dụng các thực phẩm chứa DHA.

Thông tin tham khảo thêm:

https://www.healthline.com/nutrition/dha-benefits

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-864/dha-docosahexaenoic-acid

https://www.verywellmind.com/the-health-benefits-of-dha-89183

Exit mobile version