Site icon Medplus.vn

Diệp Hạ Châu | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

Diệp hạ châu là loại thảo dược mọc dại có vị đắng và tính mát thường được dùng để giải độc gan và hỗ trợ chữa viêm gan siêu vi trùng. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu diệp hạ châu nào hiện nay?  Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!

Diệp Hạ Châu | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

1. Thông tin dược liệu

Tên thường gọi: Diệp hạ châu; Cây chó đẻ

Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L

Họ: Họ thầu dầu (Euphorbiaceae)

Đặc điểm dược liệu

Diệp hạ châu đắng- cây Chó đẻ là cây thảo, sống hàng năm (có thể sống nhiều năm), cao 20 – 30 cm, có thể đến 60 – 70 cm. Thân nhẵn, thường có màu xanh, đỏ.

Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành hai dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới mày xám nhạt, dài 1 – 1,5 cm, rộng 3 – 4 mm, cuống lá rất ngắn.

Hoa mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc, hoa đực ở đầu cành có 6 lá dài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn, hoa cái ở cuối cành, 6 lá dài, bầu hình trứng.

Quả nang, hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai, hạt hình 3 cạnh.

Mùa hoa: tháng 4 – 6. Mùa quả: tháng 7 – 9.

Bộ phận dùng

Bộ phận sử dụng: Toàn cây diệp hạ châu bỏ rễ.

Thu hái và chế biến

Thu hái quanh năm, rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng. Tuy nhiên vào mùa hè, được thu hái nhiều nhất bởi khi thu hoạch về được đem rửa sạch phơi nắng gần khô, đem phơi trong râm rồi cất dùng.

Phân bố

Cây diệp hạ châu là loại cây mọc hoang ở khắp nơi và thường tìm thấy chủ yếu ở các nước vùng nhiệt đới như

2. Công dụng và tác dụng chính

Thành phần hóa học

Mỗi bộ phận cây diệp hạ châu chứa các thành phần hóa học khác nhau. Chẳng hạn, lá diệp hạ châu chứa lượng lớn hoạt chất đắng như phyllathin và hypophyllanthin. Còn trong thân cây có các chất như

  • Nirtetralin
  • Niranthin
  • Flavonoid
  • Phylteralin
  • Alcaloid kiểu securinin như niruroidin và isobubialin
  • Lignan
  • Acid hữu cơ như geraniinic, acid ascorbic, repandusinic A và acid amariinic

Tính vị

Theo Đông y, diệp hạ châu có tính mát và vị hơi đắng

Quy kinh

Tác dụng vào Can và Phế

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

Theo y học cổ truyền

Diệp hạ châu được sử dụng làm dược liệu từ năm 2000. Theo tài liệu ghi chép Trung Quốc Cao Đẳng Thực Vật Đồ Giám Bản năm 1972, diệp hạ châu có tác dụng như:

Cách dùng và liều lượng

Sử dụng cây diệp hạ châu tươi hay khô sắc thuốc uống hoặc có thể dùng đắp bên ngoài da. Tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ triệu chứng mà cách sử dụng cũng như liều lượng dùng ở mỗi người khác nhau.

3. Bài thuốc chữa bệnh

Chữa suy gan do rượu

Dùng 20 gram diệp hạ châu kết hợp với 20 gram cam thảo đất. Sắc thuốc và uống hàng ngày.

Chữa xơ gan cổ trướng

Lấy 100 gram diệp hạ châu sắc với 4 lần nước. Lần đầu sắc với 3 bát nước cho cạn còn 1 bát. Các lần còn lại sắc với 2 bát và lấy nửa bát thuốc. Sau đó, trộn chung thuốc sắc lại với nhau rồi thêm 100 gram đường, đun sôi. Chia thuốc ra làm 6 phần và uống trong ngày. Thời gian điều trị bệnh từ 30 – 40 ngày.

Chữa viêm gan do vi rút B

Sử dụng 10 gram diệp hạ châu và 5 gram nghệ vàng, sắc nước 3 lần. Lần đầu sắc với 3 bát nước và lấy 1 bát. Lần 2 và 3, sắc với 2 bát và lấy nửa bát. Trộn thuốc lại với nhau và thêm 50 gram đường, đun sôi rồi chia làm 4, uống trong ngày. Sau khi dùng thuốc khoảng 15 ngày, bệnh nhân nên đi xét nghiệm lại, nếu triệu chứng bệnh thuyên giảm thì ngưng dùng.

4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu

Trong quá trình điều trị bệnh bằng diệp hạ châu cần lưu ý: Diệp hạ châu có tính mát, giúp làm mát và thanh lọc gan. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá liều trong thời gian dài có thể gây lạnh gan dẫn đến xơ gan. Bên cạnh đó, không nên dùng vị thuốc này cho người có thể tỳ vị hư hàn như người dễ bị đầy bụng, đại tiện lỏng, khó tiêu hoặc sợ lạnh. Bởi diệp hạ châu không giúp chữa khỏi mà khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Diệp Hạ Châu | Cách Dùng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả

5. Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!

Lưu ý:

  1. Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
  3. Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Xem thêm bài viết:

Exit mobile version