Site icon Medplus.vn

[Định lượng Canxi trong máu] Lượng Canxi cần dự trữ trong cơ thể.

Lượng canxi cần thiết dự trữ trong cơ thể.

Lượng canxi cần thiết dự trữ trong cơ thể.

 

Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động co dãn, đông cầm máu, dẫn truyền thần kinh và giải phóng hormone của cơ thể. Chúng từ thức ăn đưa vào cơ thể, dưới sự tác động của một số yếu tố nội tiết (đặc biệt là vitamin D). Từ đó, giúp lưu hành trong máu sau đó tích trữ đại đa số trong xương, một số phần nhỏ ở trong cơ… Tất cả các quá trình chuyển hóa trong cơ thể đều cần Canxi. Vì vậy nồng độ này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe, giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều tình trạng bệnh lý quan trọng. Nắm vững các mức độ sức khỏe dựa trên chỉ số này sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh hiệu quả. Hãy cùng Medplus tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức tổng quan về định lượng Canxi trong máu nhé.

1. Tổng quan về Canxi?

Canxi là nguyên tố thiết yếu cho sự sống. Trong cơ thể 98% canxi nằm ở xương và răng, 2% còn lại là ion canxi nằm trong máu để thực hiện các chức năng thần kinh cơ, đông máu. Trong máu, Ca ở dưới 3 dạng: 50% dưới dạng ion Ca2+, gần 50% kết hợp với protein huyết tương. Chủ yếu là albumin và chỉ còn rất ít dưới dạng phức hợp với phosphat, citrat, carbonat.

Canxi còn là khoáng chất thiết yếu của cơ thể đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động như tham gia vào quá trình co cơ. Ngoài ra, nó còn dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone vào trong máu. Lượng canxi dự trữ trong cơ thể được duy trì ổn định phụ thuộc vào 3 yếu tố chính:

  • Thức ăn và nước uống đưa vào
  • Hấp thu từ ruột
  • Đào thải qua nước tiểu và đường tiêu hóa.

2. Canxi cần dự trữ trong cơ thể?

Ở người bình thường, mức độ canxi trong máu thuộc khoảng giá trị 8,8 – 10,4 mg/dL.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, mỗi ngày người lớn cũng như trẻ em cần khoảng 500mg canxi. Riêng phụ nữ có thai và cho con bú thì nhu cầu tăng gấp đôi (1.000-1.200mg/ngày/người). Trong đó một lượng khoảng 200 – 400mg sẽ được ruột hấp thụ, khoảng 200mg bài tiết qua thận. Còn lại 200mg được đào thải qua các dịch tiêu hóa, phần còn lại sẽ được thải ra ngoài cùng với phân.

Khi nồng độ toàn phần > 13 mg/dL và canxi ion hóa > 7 mg/dL. Giá trị này cảnh báo cơ thể tăng lượng canxi máu.

Ngược lại, khi nồng độ tổng < 6 mg/dL và canxi ion hóa < 2.2 mg/dL. Giá trị cảnh báo nồng độ này trong máu giảm.

3. Một số bệnh lý liên quan khi lượng Canxi trong máu biến động?

 

Khi lượng canxi trong máu tăng ảnh hưởng đến một số bệnh lý như:

  • Chứng cường cận giáp;
  • Ung thư (xương, vú, phế quản…);
  • Bệnh lao;
  • Nằm bất động lâu ngày;
  • Viêm xương biến dạng, đau tuỷ xương, …
  • Dùng nhiều Vitamin D và một số căn bệnh khác.

Khi giá trị cảnh báo canxi trong máu giảm, đây có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh như:

  • Suy nhược cận giáp;
  • Thiếu Vitamin D, còi xương hoặc suy dinh dưỡng;
  • Các bệnh lý liên quan đến thận;
  • Khác: Viêm tuỵ, loãng xương, kém hấp thu, …

4. Các triệu chứng của tăng và hạ canxi trong máu?

Khi tăng nhẹ lượng canxi trong máu, có thể có ít hoặc không có dấu hiệu và triệu chứng. Nhưng khi tăng mạnh định lượng này triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Chán ăn.
  • Khát quá nhiều.
  • Thường xuyên đi tiểu.
  • Táo bón, Đau bụng.
  • Cơ yếu.
  • Đau nhức bắp thịt và khớp.
  • Thờ ơ và mệt mỏi.

Liên hệ với bác sĩ nếu phát triển các dấu hiệu và triệu chứng chẳng hạn như khát quá nhiều, đi tiểu thường xuyên và đau bụng.

Các triệu chứng nghiêm trọng của hạ canxi máu bao gồm:

  • Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ
  • Co cứng cơ bắp
  • Tê và ngứa ran ở tay, chân và mặt
  • Phiền muộn
  • Ảo giác
  • Vọp bẻ
  • Móng tay giòn và yếu

Sự thiếu hụt nồng độ này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, dẫn đến móng tay yếu, tóc mọc chậm hơn. Sự thiếu hụt lượng lớn có thể gây ra co giật ở những người khỏe mạnh.

Nếu bạn bắt đầu gặp các triệu chứng thần kinh như mất trí nhớ, tê và ngứa ran, ảo giác hoặc co giật, hãy hẹn gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Cách cân bằng lượng Canxi trong máu nạp vào cơ thể?

Một số phương pháp điều trị hiệu quả:

– Bổ sung canxi thông qua đường tĩnh mạch, phương pháp này được chỉ định với bệnh nhân hạ canxi máu cấp.

– Bổ sung định lượng này thông qua đường uống.

– Điều trị bệnh nền.

Một số biện pháp để phòng ngừa hiệu quả:

– Chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đủ lượng nạp vào cơ thể, bạn nên xin ý kiến tư vấn từ những chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này.

– Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng cúng giúp cơ thể bổ sung vitamin D làm hạn chế tình trạng thiếu hụt  nồng độ này trong máu.

– Hạn chế những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn như bia rượu vì chúng làm giảm khả năng hấp thu canxi trong cơ thể.

6. Kết luận

Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động co dãn, đông cầm máu, dẫn truyền thần kinh và giải phóng hormone của cơ thể. Chúng tham gia vào quá trình co cơ, dẫn truyền thần kinh, giải phóng các hormone vào trong máu. Vì vậy, xét nghiệm canxi máu là phương pháp phổ biến áp dụng cho những bệnh nhân. Những người có các triệu chứng của hạ hoặc tăng canxi máu. Xét nghiệm này được coi như một phần của xét nghiệm máu thường quy. Từ đó giúp chẩn đoán và phát hiện nhiều tình trạng bệnh lý quan trọng.Medplus hi vọng với những thông tin sức khỏe vừa cung cấp, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết về sức khỏe. Hãy luôn theo dõi và đón đọc những bài viết bổ ích khác được cung cấp từ Medplus bạn nhé.

Bài viết liên quan:

Nguồn tham khảo:

 

 

 

Exit mobile version