Site icon Medplus.vn

EPA là gì? Vai trò, tác dụng của EPA đối với cơ thể

EPA là gì? Vai trò, tác dụng của APE đối với cơ thể
EPA là gì? Vai trò, tác dụng của APE đối với cơ thể

EPA là gì?

EPA là tên viết tắt của Eicosapentaenoic acid,một axit béo omega-3. Nó được tìm thấy trong thịt của cá nước lạnh. Bao gồm cá thu, cá trích, cá ngừ, cá bơn, cá hồi, gan cá tuyết,…
EPA được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tim, ngăn ngừa các tác dụng phụ sau cơn đau tim, trầm cảm và mãn kinh. Nó cũng được sử dụng cho các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị liệu, phục hồi sau phẫu thuật, tăng trí nhớ và kỹ năng tư duy.
Eicosapentaenoic acid thường dễ bị nhầm lẫn với các axit béo omega-3 khác, chẳng hạn như Alpha-linolenic acid và Docosahexaenoic acid (DHA) có nhiều trong dầu cá.

Sự khác biệt công thức hóa học của EPA và DHA

Các công dụng của EPA đối với cơ thể.

1. Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

EPA được các nhà nghiên cứu chứng minh rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Các axit béo omega-3 như EPA có trong dầu cá có tác dụng tuyệt vời trong việc ngăn chặn các nhân tố gây bệnh về tim mạch như:

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên chúng ta nên ăn các loại cá béo ít nhất 2 lần một tuần. Cá béo bao gồm cá hồi, cá trích, cá mòi và cá ngừ albacore. Những người mắc bệnh tim có thể bổ sung dầu cá ngoài chế độ ăn uống.

Eicosapentaenoic acid tốt cho tim mạch

2. Giảm stress và bệnh trầm cảm.

Nghiên cứu cho thấy dùng Eicosapentaenoic Acid tinh khiết hoặc dầu cá có chứa ít nhất 60% EPA làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Nó có thể hoạt động tốt nhất khi được sử dụng cùng với thuốc chống trầm cảm. EPA giúp ngăn ngừa trầm cảm phát triển ở những người đang điều trị bệnh bằng một loại thuốc gọi là interferon -alpha.

3. Giảm các triệu chứng mãn kinh.

EPA làm giảm mức độ thường xuyên xảy ra tình trạng bốc hỏa thường gặp ở giai đoạn mãn kinh. Một nghiên cứu cho thấy EPA đã giảm 1,58 cơn bốc hỏa mỗi ngày ở phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, nó dường như không làm giảm mức độ nghiêm trọng của các cơn bốc hỏa.

Bên cạnh đó, EPA có thể làm giảm cơn đau bụng do kinh nguyệt khi uống thường xuyên (không chỉ khi có kinh nguyệt)

Eicosapentaenoic acid giảm tỷ lệ các cơn bốc hỏa ở giai đoạn mãn kinh

4. Cải thiện rối loạn tăng động thiếu chú ý (ADHD).

Vì trẻ em cần axit béo omega-3 để não phát triển đúng cách, các nhà nghiên cứu đã xem xét liệu dầu cá có thể làm giảm các triệu chứng ADHD hay không?  Kết quả cho thấy trẻ em và người lớn mắc bệnh ADHD có mức EPA và DHA thấp hơn người bình thường. Việc bổ sung dầu cá có thể giúp ích trong việc giảm các hành vi bốc đồng, mất kiểm soát và tăng khả năng tập trung ở người bệnh ADHD.

5. Ngăn ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật.

Nghiên cứu ban đầu cho thấy việc cung cấp EPA, RNA và L – arginine như một phần của “nuôi ăn bằng ống” sau phẫu thuật. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và cải thiện thời gian phục hồi so với ” uôi ăn bằng ống” tiêu chuẩn.

6. Tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai.

EPA cùng với DHA theo tỷ lệ vàng (DHA/EPA – 4/1, là tỷ lệ chính xác trong sữa mẹ) có giúp tăng khả năng thụ thai. Chúng bảo vệ phụ nữ mang thai khỏi các bệnh thường gặp như tiểu đường thai kì, tiền sản giật, trầm cảm sau sinh thông qua cơ chết tăng cường hệ miễn dịch.

Mẹ bầu bổ sung EPA trong giai đoạn mang thai (đặc biệt là 3 tháng cuối thai kì) giúp con phát triển tốt nhất về não bộ, mắt sáng và thông minh hơn. Ngoài ra, EPA cũng làm giảm tỷ lệ sinh non.

Phụ nữ mai thai cần bổ sung đẩy đủ các chất béo omega-3.

7. Hỗ trợ điều trị các bệnh khác.

Các axit béo omega-3, bao gồm EPA, cũng có thể có tác dụng tích cực đối với các bệnh về phổi và thận, tiểu đường loại 2, béo phì, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, chán ăn tâm thần, bỏng, viêm xương khớp, loãng xương và ung thư đại trực tràng giai đoạn đầu.

Nguồn thực phẩm dinh dưỡng giàu EPA.

EPA được tìm thấy trong cá béo nước lạnh, bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, động vật có vỏ và cá trích. Mặc dù một số loại cá này chứa hàm lượng thủy ngân thấp, theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ăn nhiều khẩu phần cá mỗi tuần không gây nguy hiểm cho người khỏe mạnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai nên tránh cá thu Đại Tây Dương, cá mập, cá kiếm và cá ngói và ăn ít hơn 6 oz cá ngừ albacore trắng mỗi tuần. Những con cá này có xu hướng cao hơn trong thủy ngân.

EPA có sẵn trong viên nang dầu cá, cùng với DHA (docosahexaenoic acid). Tuy nhiên, một số sản phẩm thương mại cũng có thể chứa vitamin E (không tốt cho cơ thể với liều lượng cao).

Các loại cá béo giàu omega 3

Một số lưu ý.

Giảm huyết áp: EPA có thể làm giảm huyết áp, do đó nó có thể làm cho tác dụng của thuốc huyết áp theo toa mạnh hơn.

Làm loãng máu: EPA trong chất bổ sung dầu cá có thể làm tăng thời gian chảy máu. Vì vậy dầu cá có thể làm cho các loại thuốc chống đông máu và thuốc chống tiểu cầu hoạt động mạnh hơn. Chất làm loãng máu bao gồm warfarin (Coumadin), clopidogrel (Plavix) và aspirin.

Tương tác với thuốc trị tiểu đường: Về mặt lý thuyết, bổ sung dầu cá có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể làm cho thuốc trị tiểu đường hoạt động mạnh hơn. Nếu bạn bị tiểu đường, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng dầu cá.

Tác dụng phụ với Aspirin: Dùng với aspirin, dầu cá có thể giúp điều trị một số dạng bệnh tim. Tuy nhiên, sự kết hợp này cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Nói chuyện với bác sĩ để xem sự kết hợp này là phù hợp với bạn.

Giảm tác dụng phụ của Cyclosporine: Axit béo Omega-3 có thể làm giảm một số tác dụng phụ của cyclosporine, thường được sử dụng để ngăn chặn thải ghép ở người nhận ghép. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi thêm bất kỳ loại thảo mộc hoặc chất bổ sung mới vào thuốc bạn đã dùng.

https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-994/epa-eicosapentaenoic-acid

http://pennstatehershey.adam.com/content.aspx?productId=107&pid=33&gid=000301

https://www.rxlist.com/eicosapentaenoic_acid/supplements.htm

Exit mobile version