Site icon Medplus.vn

Giải ngán cho cả nhà với cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua

Cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua

Cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua

Thêm một món ăn với sự góp mặt của cà chua mà Medplus muốn giới thiệu đến mọi người – cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua. Cách chế biến vô cùng đơn giản nhưng lại có hiệu quả giải ngán rất tốt. Những ngày cuối tuần rảnh rỗi, đừng ngần ngại làm thử món mới nhé!

 

 

1. Nguyên liệu làm cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua

2. Cách chọn mua nguyên liệu

Mẹo chọn mua nguyên liệu

Cà tím ngon là những trái có vỏ bóng, màu tím sẫm, hơi cứng, cầm chắc tay, dáng thuôn dài.

Nếu miếng đậu phụ cứng, tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa chuyển sang màu vàng. Đậu phụ càng vàng nhiều thì càng chứa thạch cao nhiều. Đậu phụ ngon có màu trắng, cầm mềm tay, mùi thơm dẻo. Bên cạnh đó, đậu phụ chứa thạch cao thường nặng tay hơn so với đậu phụ sản xuất bằng phương pháp truyền thống. Càng sử dụng nhiều thạch cao thì đậu càng cứng và nặng tay hơn.

Cà chua chín tự nhiên thường có màu đỏ, vỏ quả căng mọng và nếu để ý kỹ có thể nhìn thấy những nhũ lấm tấm ở thịt quả qua vỏ. Khi sờ vào những trái cà chua chín cây thường có cảm giác hơi mềm. Bổ quả cà chua ra thấy hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột cũng chín đỏ, chín mềm và có bột.

3. Các bước làm cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua

3.1 Sơ chế nguyên liệu

Cà tím rửa sạch thái mỏng theo chiều dọc và ngâm với nước muối pha loãng, nấm hương rửa sạch ngâm nước ấm 10 phút cho nấm mềm rồi thái chỉ, rau mùi sau khi rửa, thái chỉ và đậu phụ. Dùng thìa nghiền nhuyễn trộn: nấm hương, rau mùi đã thái và nêm gia vị vừa đủ.

3.2 Cách làm cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua

Cách làm cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua

4. Những lưu ý khi ăn cà chua

4.1 Không nên ăn cà chua khi đói

Bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đói, cà chua có chứa một lượng lớn các chất làm se da hòa tan, sẽ phản ứng với axit dạ dày và đông vào cục u không hòa tan. Những khối u này có thể ngăn chặn các môn vị của dạ dày, dẫn đến đau bụng và khó chịu.

Hơn nữa, lượng lớn pec tin và nhựa phenolic và các thành phần khác có thể dễ dàng phản ứng với axit. Từ đó,  hình thành các cục không hòa tan, gây ảnh hưởng đến dạ dày, khiến khó chịu, đặc biệt là những lúc đói. Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc.

4.2 Không ăn cà chua trước bữa ăn

Cà chua chứa một lượng lớn axit oxalic. Ăn cà chua trước bữa ăn có thể làm tăng axit dạ dày, và sẽ gây ra chứng ợ nóng, đau bụng và khó chịu khác. Vì vậy bạn nên ăn cà chua sau bữa ăn, bởi vì các acid trong dạ dày đã được pha trộn với thức ăn. Do đó, nồng độ axit trong dạ dày sẽ giảm, nó sẽ giúp bạn tránh được những triệu chứng này.

4.3 Không ăn cà chua xanh

Khi quả cà chua còn xanh, chưa chín, các chất độc hại có tên là alkaloid chứa một lượng lớn nhưng sẽ giảm dần và biến mất trong cà chua chín đỏ. Khi tiêu thụ nhiều cà chua xanh, sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… Thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Do vậy, bạn tuyệt đối không nên ăn cà chua xanh, chưa chín.

Món cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua vừa đẹp mắt, vừa thơm ngon đổi vị cho bữa cơm gia đình bạn là rất hợp lý. Hôm nào làm món này, bạn nhớ nấu nhiều cơm thêm một chút, đảm bảo hết vèo vèo ấy.

Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn hay ho cho các bạn khám phá, đừng quên cập nhật Medplus thường xuyên.

Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ cà chua:

Nguồn: Tổng hợp

 

 

 

Giải ngán cho cả nhà với cà tím cuộn đậu phụ sốt cà chua

Serves: 4 người
Level: 2
Exit mobile version