Site icon Medplus.vn

Hoạt động mạo hiểm: 2 lợi ích cho trẻ

Đa số các bậc phụ huynh đều sẽ giữ an toàn cho trẻ khỏi những tổn hại về thể chất. Bạn có thể sẽ bảo trẻ tránh xa những trò chơi mạo hiểm hoặc những hoạt động có nguy cơ gây tổn thương cho trẻ. Với tâm lý của phụ huynh thì điều này hết sức bình thường.

Tuy nhiên, để trẻ tham gia các trò mạo hiểm ngoài trời cũng là cơ hội để trẻ có thể phát triển tốt hơn. Các hoạt động như leo thang, đi bộ một mình, đạp xe leo núi,… là những hoạt động mạo hiểm trong phạm vi an toàn cho trẻ mà các bậc phụ huynh nên cho trẻ thử sức.

Dưới đây, Medplus sẽ điểm qua lợi ích của những hoạt động mạo hiểm tác động lên sức khỏe thể chất và phát triển cảm xúc của trẻ thông qua bài viết này.

Hoạt động mạo hiểm: 2 lợi ích cho trẻ (Hình ảnh minh họa)

1. Chấp nhận mạo hiểm để thúc đẩy sức khỏe thể chất

Hầu hết các trò chơi và hành vi mạo hiểm đều liên quan đến ít nhất một số hoạt động thể chất, cho dù đó là đi bộ đến trường hay công viên một mình, leo cây hoặc thử trượt patin. Việc không cho phép hoặc không khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động mạo hiểm có thể làm giảm số lượng hoạt động thể chất của trẻ.

Để trẻ tham gia các hoạt động mạo hiểm giúp tăng cường thể chất (Hình ảnh minh họa)

Một nghiên cứu cho thấy rằng khi cha mẹ hạn chế hoạt động vui chơi độc lập, ngoài trời của con cái họ, những đứa trẻ đó có lượng hoạt động thể chất chỉ bằng một nửa so với các bạn cùng lứa tuổi không bị hạn chế.

Hãy xem các loại hoạt động mạo hiểm được xác định bởi một nhà nghiên cứu phát triển trẻ em (người này đã quan sát trẻ em tại các sân chơi ở ba quốc gia khác nhau để đưa ra danh sách này):

Hầu hết những hoạt động đó sẽ thử thách và củng cố cơ bắp, xương, tim và phổi của trẻ em, và đó là một điều tốt. Cảm giác hồi hộp khi ở trên độ cao nhất định hoặc tốc độ nhanh có phải là điều cần thiết để con bạn di chuyển liên tục không? Hãy để trẻ tận hưởng những hoạt động đó với cả việc chơi tự do, chẳng hạn như cho phép trẻ chơi tại sân chơi hoặc đi xe đạp và các môn thể thao có tổ chức như trượt patin, leo núi nhân tạo hoặc võ thuật.

2. Chấp nhận mạo hiểm để tăng cường cảm xúc

Để có được sự tự tin, trẻ em cần phải thử những điều lớn lao và đáng sợ. Chúng cần thấy rằng ngay cả khi thất bại, thì vẫn có thể thử lại. Kết quả là trẻ sẽ thành thạo một kỹ năng mới. Và điều đó thực sự tốt cho sự phát triển của trẻ. Việc cho trẻ tham gia hoạt động mạo hiểm giúp trẻ học hỏi và phát triển nhiều hơn so với những tổn thương mà bạn đang lo lắng.

Hầu hết trẻ em không ngay lập tức cố gắng giải quyết chướng ngại vật lớn nhất, đáng sợ nhất mà trẻ nhìn thấy trong lần đầu tiên. Thay vào đó, trẻ sẽ tiến hành dần dần, tiến ngày càng cao lên cây leo khi chúng cảm thấy an toàn hơn, chẳng hạn. Có thể mất vài ngày hoặc vài tháng để trẻ có thể tự giải quyết một chướng ngại vật lớn, nhưng điều này xứng đáng để bạn chờ.

Các hoạt động mạo hiểm giúp trẻ biết cách điều tiết cảm xúc (Hình ảnh minh họa)

Trẻ em thực sự đang giảm nguy cơ bị tổn thương bởi những trò mạo hiểm của chính mình, theo bản năng. Chúng đang từng chút một vượt qua nỗi sợ hãi của mình. Điều này đồng nghĩa với việc rèn luyện tính bền bỉ và khả năng phục hồi; đều là những kỹ năng sống quan trọng mà tất cả chúng ta đều muốn con mình có.

Trong những hoạt động yêu cầu trẻ phải di chuyển nhanh và thay đổi vị trí nhiều như đu cao trên xích đu, treo ngược mình lên thanh sắt, hay vượt chướng ngại vật trên cao; đa số những hoạt động này đều khiến phụ huynh cảm thấy không yên tâm vì quá mạo hiểm. Tuy nhiên, trẻ được phát triển hệ thống tiền đình của mình thông qua những hoạt động này, và hệ thống này giúp trẻ điều chỉnh cảm xúc của mình tốt hơn.

Không gian chơi cho phép thực hiện những trò mạo hiểm sẽ thúc đẩy các tương tác xã hội, chẳng hạn như một đứa trẻ được khuyến khích hoặc giúp đỡ một đứa trẻ khác. Và chơi tự do, chấp nhận rủi ro cũng có nghĩa là rèn luyện tính sáng tạo và giải quyết vấn đề bằng những qua sát và tư duy.

Vì vậy, lần tới khi con bạn bắt đầu treo ngược trên cành cây hoặc đạp xe khuất tầm mắt của bạn: hãy thả lỏng cơ thể bình tĩnh và để con làm điều đó. Nó hoàn toàn tốt cho trẻ.

Con người phải trải qua những khó khăn và rèn luyện thì mới có thể phát triển một cách toàn diện, đối với trẻ em cũng vậy. Một cách để trẻ có thể tự phát huy những bản năng để rèn luyện thể chất và điều tiết cảm xúc là cho phép trẻ tham gia các hoạt động vui chơi mạo hiểm (trong vùng an toàn) ngoài trời. Hãy để con bạn có thể tự do là những điều chúng thích, chơi những trò chúng muốn và đừng quá lo sợ nếu có xây xát xảy ra với trẻ, vì đây là điều hiển nhiên.

Nguồn tham khảo: Why Kids Need to Take Risks in Life

Các bài viết có liên quan:

Exit mobile version