Site icon Medplus.vn

Học ngay cách nấu chè khoai lang gừng giải cảm trong mùa nắng

Chè khoai lang gừng

Chè khoai lang gừng

Trong những ngày hè nắng nóng, bát chè khoai lang gừng sẽ là lựa chọn tuyệt vời để giải cảm. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản, dễ làm, bạn có thể thành công ngay lần đầu tiên vào bếp. Tham khảo ngay công thức chế biến từ Medplus để thực hiện cho cả nhà cùng thưởng thức bạn nhé!

Giải cảm ngày nắng với chè khoai lang gừng

1. Nguyên liệu làm chè khoai lang gừng

2. Mẹo chọn mua nguyên liệu

2.1 Khoai lang

  • Khi mua khoai lang bạn nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, không bị nứt, sứt mẻ. Cầm khoai lên thấy nặng tay, cứng, không bị dập. Không nên mua củ to quá dễ bị xơ, mà chỉ nên chọn củ cỡ vừa.
  • Nếu thấy khoai có màu đen hoặc bị rỗ  là những củ bị hà, đã hỏng không ăn được, dấu hiệu cho thấy khoai lang đã hỏng.

2.2 Gừng tươi

Để tránh việc mua nhầm gừng Trung Quốc, chị em lưu ý một số điểm sau:

  • Khi quan sát từ bên ngoài, gừng Trung Quốc có kích thước lớn hơn, thân tròn, trông mọng nước hơn rất nhiều so với gừng ta. Một củ gừng Trung Quốc có trọng lượng trung bình 3 – 5 g. Trong khi đó gừng ta chỉ đạt trọng lượng 0,5 – 1 g.
  • Về màu vỏ, hình dáng bên ngoài, gừng Trung Quốc vỏ trơn, láng mịn, ít đường vân và dễ bóc vỏ. Gừng ta có da thường sần sùi, chia thành nhiều nhánh, có nhiều đường vân, màu tối hơn gừng Trung Quốc.
  • Về lõi gừng, khi bẻ đôi củ gừng, các bạn sẽ nhận thấy, lõi gừng ta nhiều xơ, đường vân tròn rõ nét và màu vàng tươi. Trong khi đó, lõi gừng Trung Quốc rất ít xơ và gân, không có vân tròn và màu thì vàng nhạt hơn so với gừng ta.

3. Các bước làm món chè khoai lang gừng

3.1 Sơ chế nguyên liệu

  • Chuẩn bị nguyên liệu, khoai lang gọt vỏ rửa sạch, cắt khối không quá lớn cũng không quá nhỏ.
  • Gừng gọt vỏ, cắt khúc, đập giập.

3.2 Cách nấu chè khoai lang gừng

  • Bạn bắc 1 nồi nước lên bếp, đun cho đến khi sôi.
  • Cho khoai lang và gừng vào nấu sôi. Đậy nắp nhưng hơi hé để hơi có thể thoát ra được để khoai lang được chín mềm. Nấu cho đến khi khoai chín thì bạn cho đường phèn vào. Đường tan hết là bạn có thể tắt lửa được rồi.
Bí quyết nấu chè khoai lang gừng ngon chuẩn vị

4. Những lưu ý khi sử dụng gừng trong nấu ăn

4.1 Không ăn quá nhiều gừng

  • Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Hoa Kỳ), việc ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
  • Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.
  • Đặc biệt, các nhà khoa học cũng khuyến cáo không nên dùng quá 4g gừng khô mỗi ngày hoặc 1g đối với những người đang mang thai.

4.2 Không nên gọt vỏ

Theo Đông y, gừng có tính lạnh giúp tăng khí, chữa bệnh. Tính lạnh của gừng nằm chủ yếu ở vỏ gừng. Vì vậy, nếu bỏ vỏ gừng khi dùng thì tức là đã loại bỏ dược tính của gừng, làm biến đổi cả mùi vị của nó. Từ đó, khiến cho gừng từ tính lạnh biến thành tính nóng. Vì vậy khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và để cả vỏ gừng.

4.3 Không ăn gừng vào buổi tối

Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.
Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.

Món chè khoai lang gừng dù dùng nóng hay lạnh đều hấp dẫn. Chè có mùi thơm nồng của gừng, bùi bùi của khoai lang mật, cùng nước đường ngọt thanh, dễ khiến mọi người ăn không biết chán. Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn ngon cho các bạn khám phá, nhớ cập nhật Medplus thường xuyên để không bỏ lỡ nhé!

Xem thêm công thức nấu ăn ngon từ khoai lang:

Nguồn: Tổng hợp

Học ngay cách nấu chè khoai lang gừng giải cảm trong mùa nắng

Serves: 2 người
Level: 1
Exit mobile version